Kế hoạch 343/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 753/QĐ-TTg về tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 343/KH-UBND
Ngày ban hành 18/09/2020
Ngày có hiệu lực 18/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Quốc Vinh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 343/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 753/QĐ-TTG NGÀY 03/6/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỈ THỊ 39-CT/TW NGÀY 01/11/2019 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Căn cứ Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW và Quyết định số 753/QĐ-TTg để tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân về công tác người khuyết tật; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chỉ thị số 39-CT/TW và Quyết định số 753/QĐ-TTg.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác người khuyết tật; hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy năng lực của người khuyết tật và các tổ chức người khuyết tật để làm tốt vai trò đại diện, tập hợp; đoàn kết thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, hướng tới một xã hội không rào cản đối với người khuyết tật.

- Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng để đáp ứng nhu cầu bản thân; từng bước tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật, góp phần hòa nhập cộng đồng và xã hội.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW và Quyết định số 753/QĐ-TTg phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; quản lý, điều hành của chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị với các giải pháp đồng bộ, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác người khuyết tật; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật.

- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về người khuyết tật

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về công tác người khuyết tật gắn với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật có liên quan, trọng tâm là Luật Người khuyết tật và Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đặc thù cho người khuyết tật theo quy định tại Điều 20 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng thời lượng tiếp sóng, phát sóng chương trình truyền hình có sử dụng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu.

- Biên soạn, phát hành bằng hình thức phù hợp tài liệu truyền thông nhằm giảm định kiến, kỳ thị đối với người khuyết tật; hướng dẫn truyền thông về người khuyết tật.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhân dịp Ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày người khuyết tật thế giới (3/12); nghiên cứu tổ chức các diễn đàn về người khuyết tật hàng năm nhằm nâng cao nhận thức xã hội về công tác người khuyết tật, kết nối trách nhiệm và tăng cường đối thoại giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân; thu hút, biểu dương các sáng kiến hữu ích về trợ giúp người khuyết tật.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy năng lực của người khuyết tật và các tổ chức người khuyết tật để làm tốt vai trò đại diện, tập hợp, đoàn kết, là cầu nối giữa người khuyết tật với Đảng, Nhà nước.

- Phát hiện, biểu dương, tuyên truyền sâu rộng trong xã hội những tấm gương tiêu biểu về người khuyết tật, công tác trợ giúp người khuyết tật.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật

- Tổng kết, đánh giá tình hình 10 năm thi hành Luật Người khuyết tật và 05 năm thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; rà soát, phát hiện những vướng mắc, hạn chế, bất cập, đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước và các cam kết quốc tế. Tăng cường hoạt động tham vấn và phát huy vai trò, sự tham gia của người khuyết tật trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến người khuyết tật.

- Rà soát, đánh giá hiệu quả các chương trình, đề án triển khai trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực công tác người khuyết tật; nghiên cứu tích hợp, tham gia ý kiến xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 với các mục tiêu cụ thể, thiết thực, khả thi, gắn với lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh trong từng giai đoạn.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác xác định và cấp giấy xác nhận khuyết tật, thực hiện chế độ, chính sách đối với người khuyết tật; xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin về người khuyết tật kết nối chặt chẽ với CSDL Quốc gia về quản lý dân cư; chuẩn bị điều kiện cần thiết để tổ chức điều tra quốc gia về người khuyết tật theo Kế hoạch.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tiếp cận các chính sách chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, tín dụng, bảo trợ xã hội, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, đi lại; động viên, khuyến khích người khuyết tật có khả năng học tập, lao động khắc phục khó khăn, vươn lên sống độc lập, hòa nhập xã hội, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và giúp đỡ người khuyết tật khác.

- Thực hiện tốt cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội, góp phần tăng nhanh số lượng người khuyết tật tham gia mạng lưới an sinh xã hội.

- Tạo điều kiện để người khuyết tật có thu nhập phù hợp với các mức sống trong xã hội.

- Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bảo đảm diều kiện tiếp cận các cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp cuộc sống của người khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật, hướng tới một xã hội không rào cản với người khuyết tật.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ