Kế hoạch 9354/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 753/QĐ-TTg và Kế hoạch 329/KH-TU về thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 9354/KH-UBND
Ngày ban hành 07/08/2020
Ngày có hiệu lực 07/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Hòa Hiệp
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9354/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 07 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 753/QĐ-TTG NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 329/KH-TU NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2020 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 39-CT/TW NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Quyết định số 753/OĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban thư Trung ương Đảng khóa XII  về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật;

Căn cứ Kế hoạch số 329/KH-TU ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 329/KH-TU ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan liên quan, nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp người khuyết tật. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật nhằm chăm lo tốt hơn cho đời sống người khuyết tật. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật, huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó có các tổ chức tôn giáo hoạt động nhân đạo, từ thiện.

2. Yêu cầu

Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, hoạt động chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật để họ vươn lên sống độc lập, hòa nhập xã hội góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và giúp đỡ người khuyết tật khác; tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tiếp cận các chính sách giáo dục, học nghề, việc làm, tín dụng, bảo trợ xã hội, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, đi lại. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các tổ chức người khuyết tật, nhằm chăm lo tốt hơn cho đời sống của người khuyết tật.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương và nhân dân trong địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp người khuyết, tật. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật.

b) Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật; huy động nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để trợ giúp cho người khuyết tật. Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước đầu tư các mô hình phi lợi nhuận chăm sóc người khuyết tật.

c) Nghiên cứu, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bảo đảm điều kiện tiếp cận các cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp cuộc sống của người khuyết tật. tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật, hướng tới một xã hội không rào cản với người khuyết tật.

d) Rà soát, đánh giá hiệu quả các kế hoạch thực hiện chương trình, đề án trong công tác trợ giúp người khuyết tật; tích hợp, xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 với các mục tiêu cụ thể, thiết thực gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.

đ) Áp dụng cơ chế, chính sách tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế góp phần tăng số lượng người khuyết tật tham gia mạng lưới an sinh xã hội.

e) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt khó khăn, bất tiện, nâng cao hiệu quả công tác xác định và cấp giấy xác nhận khuyết tật, thực hiện chế độ, chính sách đối với người khuyết tật; xây dựng, quản lý, vận hành phần mềm cơ sở dữ liệu thông tin về người khuyết tật.

g) Nghiên cứu, đề xuất nâng dần mức trợ cấp xã hội cho người khuyết tật bảo đảm cuộc sống cũng như phù hợp với các mức sống trong xã hội; huy động nguồn lực xã hội tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật.

h) Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động của ban công tác người khuyết tật; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật với người khuyết tật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người khuyết tật.

2. Chỉ tiêu cụ thể

a) 100% các sở, ban, ngành, địa phương có kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ, công chức, người khuyết tật và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật, nhất là Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

b) 100% người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được xác định và cấp giấy chứng nhận mức độ khuyết tật, được trợ cấp xã hội hàng tháng ở cộng đồng hoặc được đưa vào các cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng. 11/11 đơn vị huyện, thành phố mở lớp dạy nghề cho 30 đến 50 người khuyết tật/01 huyện, thành phố/năm; hàng năm, tổ chức giới thiệu việc làm cho 100 - 200 lượt người khuyết tật.

c) 100% các cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, kiến thức về trợ giúp người khuyết tật.

d) Phấn đấu 100% các huyện, thành phố thành lập được ít nhất 01 mô hình trợ giúp người khuyết tật, triển khai hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của các tổ chức về người khuyết tật. Xây dựng Đề án thành lập Trung tâm chăm sóc người tâm thần.

đ) 100% bệnh viện cấp tỉnh và cấp huyện có khoa phục hồi chức năng hoặc có y, bác sĩ chuyên khoa về phục hồi chức năng. 100% các cơ sở y tế của nhà nước triển khai việc phát hiện sớm, can thiệp sớm trong thời kỳ bà mẹ mang thai và sàng lọc khuyết tật sau sinh cho trẻ đến 06 tuổi.

e) 100% trẻ em khuyết tật có khả năng đi học được học chương trình giáo dục hòa nhập hoặc giáo dục chuyên biệt tụi các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, tổ chức cho 200 - 300 người khuyết tật được tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ cho người khuyết tật. Từ 50% đến 90% người khuyết tật và thân nhân có nhu cầu được tham gia các lớp tập huấn trợ giúp pháp lý.

g) 100% người khuyết tật có nhu cầu đi lại được hỗ trợ miễn vé đi xe buýt tại các tuyến xe buýt có trợ giá. 100% các công trình công cộng khi xây dựng mới được áp dụng quy chuẩn quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận, sử dụng. 100% người khuyết tật có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vay được hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh thông qua các tổ chức tín dụng.

[...]