Kế hoạch 34/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 34/KH-UBND
Ngày ban hành 08/02/2021
Ngày có hiệu lực 08/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Bùi Văn Khắng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 08 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2021

Căn cứ Kế hoạch số 423-KH/TU ngày 25/6/2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 02/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng nhiệm vụ năm 2021;

Căn cứ Chương trình hành động số 52/CTr-UBND ngày 12/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 4652/QĐ-UBND ngày 17/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Quyết định số 4589/QĐ-UBND ngày 11/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021.

Xét đề nghị của Ban Xây dựng nông thôn mới tại Tờ trình số 75/TTr-BXDNTM ngày 01/02/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Phát huy vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động sự tham gia trực tiếp của người dân để thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2021 là cơ sở để các sở, ban, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2021.

2. Yêu cầu: Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo nguyên tắc tập trung cho cơ sở. Công tác tuyên truyền vận động phải bám sát vào mục tiêu kế hoạch đề ra, huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chương trình xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, liên tục, lâu dài theo hướng bền vững với sự tham gia của người nông dân là chủ yếu; đảm bảo lng ghép nguồn lực thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bn vng; nâng cao chất lượng Chương trình xây dựng nông thôn mới bằng xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng cường quản lý, xây dựng và bảo vệ môi trường nông thôn, phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cnh tranh bám sát theo chủ đề năm của tỉnh “Giữ vững địa bàn an toàn và đà tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đng bộ, hiện đại; thúc đy liên kết vùng”. Triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; hướng mạnh việc sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, bảo đảm quy mô, tính chuyên nghiệp đ khng định thương hiệu OCOP của tỉnh Quảng Ninh.

2. Mc tiêu cthể

(1) Huyện Đầm Hà và huyện Hải Hà được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021.

(2) Có thêm ít nhất 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số thành 97/98 xã đạt chuẩn; không còn xã dưới 17 tiêu chí.

(3) 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới xây dựng nông thôn mới nâng cao; phấn đấu có thêm 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số thành 38/98 xã đạt chuẩn.

(4) Có thêm 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số thành 19/98 xã đạt chuẩn.

(5) Thẩm định, công nhận phát triển thêm ít nhất 50 sản phẩm mới theo chu trình OCOP chuẩn; Công nhận/chứng nhận thêm từ 30-40 sản phẩm đạt từ 3 sao đến 4 sao, trong đó ít nhất có 1- 2 sản phẩm đạt 5 sao đề xuất dự thi đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia

(6) Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án phát triển 31 sản phẩm OCOP chủ lực cấp huyện; 12 sản phẩm OCOP chủ lực cấp tnh và 6 sản phẩm định hướng cấp quốc gia.

(7) Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2021 đạt 55 triệu đồng/người/năm[1];

(8) Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 0,44%[2]; Tỷ lệ dân cư nông thôn sdụng nước hợp vệ sinh đạt >98,85%; trên 60% hộ dân nông thôn được dùng nước sạch theo Quy chuẩn hiện hành.

III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Thực hiện có hiệu quả các nhóm tiêu chí nông thôn mới

Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các tiêu chí huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu (ở những xã có đủ điều kiện), xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, thôn đạt chun nông thôn mới, vườn đạt chuẩn nông thôn mới, hộ gia đình nông thôn mới kiểu mẫu[3] (Khi Trung ương ban hành các bộ tiêu chí mới vthực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, tnh sẽ ban hành các bộ tiêu chí mới để thực hiện). Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí và xây dựng kế hoạch cụ thể cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021.

1.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Các địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch xây dựng (điều chỉnh), quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu giai đoạn 2021-2025, đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt của địa phương.

1.2. Phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội

- Tập trung nguồn lực để hoàn thiện hạ tng kinh tế - xã hội vùng nông thôn theo chuẩn nông thôn mới ở tất cả các xã. Trong đó, ưu tiên hoàn thiện hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh, như: Đường giao thông nông thôn; thủy lợi nội đng; hệ thng công trình nước sinh hoạt...phn đu năm 2021 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông.

[...]