Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2021 về tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 335/KH-UBND
Ngày ban hành 12/09/2021
Ngày có hiệu lực 12/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Ngọc Châu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 335/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện Văn bản s3471/VPCP-KGVX ngày 26/5/2021 của Văn phòng Chính phủ về đồng ý tiếp tục triển khai Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Văn bản số 1820/BVHTTDL-TV ngày 03/6/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân về phát triển văn hóa đọc. Xây dựng, khuyến khích và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời xây dựng văn hóa, con người Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh ln thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn và sự tham gia của toàn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa đọc trên cơ sở kiện toàn, củng cố mạng lưới thư viện, nhân rộng mô hình phát triển văn hóa đọc, đi mới hoạt động của thư viện các cấp, xây dựng kỹ năng thông tin cho người sử dụng gắn với việc chuyển đổi số; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cho phát triển văn hóa đọc.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc phải gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đng bộ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa.

- Thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc để giới thiệu, quảng bá văn hóa, con người Hà Tĩnh đến với bè bạn trong nước và thế giới; lựa chn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú cho văn hóa Hà Tĩnh.

- Tăng cường đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động của hệ thống thư viện công lập, hệ thng thư viện của các cơ sở giáo dục đào tạo, các phòng đọc, tủ sách cơ sở của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, nht là trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt chú trọng tới đối tượng người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu, cải thiện môi trường đọc; tạo cơ hội để mọi người dân đều được tiếp cận với văn hóa đọc nhằm xây dựng “xã hội học tập” phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu chủ yếu đến năm 2025

- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức

+ 100% thư viện cấp huyện, 80% thư viện cấp xã tổ chức cung cấp dịch vụ internet miễn phí.

+ Nâng cấp, đầu tư hệ thống thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục; tăng cường các hình thức tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức. Phấn đấu 80% học sinh, sinh viên thường xuyên sử dụng hệ thng thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tại các khu vực nông thôn, miền núi, khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức, nâng cao văn hóa đọc tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã. Phấn đấu 50% - 60% người dân ở khu vực nông thôn, 30% - 40% người dân ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận sách, báo, tài liệu...

- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc

+ Phấn đấu 40% - 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời.

+ Phấn đấu 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 95%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

+ 100% cơ sở giáo dục ở các cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 70% cơ sở giáo dục phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 50% thư viện công cộng cấp huyện, thị, thành phố có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó bao gồm cả đối tượng là thiếu nhi và người khuyết tật.

- Về tăng cường hoạt động thư viện tại Thư viện tỉnh

+ Phấn đấu đến năm 2025, bổ sung 5.000 bản tài liệu số, có ít nhất 40 máy tính phục vụ internet.

+ Phấn đấu 80% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, dịch vụ thư viện được ứng dụng khoa học và công nghệ; xây dựng và nâng cấp hoạt động trang thông tin điện tử của thư viện; tổ chức được mục lục điện tử trực tuyến (OPAC); ít nhất 30% dịch vụ thư viện được cung cấp trực tuyến.

+ Phấn đấu số lượt người truy cập và sử dụng thông tin đạt 1.500.000 lượt/năm.

[...]