Kế hoạch 3286/KH-UBND năm 2019 về kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 3286/KH-UBND
Ngày ban hành 10/12/2019
Ngày có hiệu lực 10/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 3286/KH-UBND

Kon Tum, ngày 10 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2020

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y;

- Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

- Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

- Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

- Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT;

- Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y; số 18/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT;

- Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Công văn số 7362/BNN-TY ngày 03 tháng 10 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng chống dịch bệnh, triển khai Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh thủy sản năm 2020;

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phòng, chống dịch bệnh thủy sản nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát, theo dõi, dự tính, dự báo, thông tin chính xác dịch bệnh để chủ động phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh động vật thủy sản.

- Phát hiện khống chế, dập tắt dịch bệnh ngay khi còn ở diện hẹp; chuẩn bị đầy đủ các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, hóa chất để sẵn sàng ứng phó nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới; hướng tới phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Nâng cao nhận thức cho người nuôi trồng thủy sản về tác hại của dịch bệnh động vật thủy sản và các biện pháp phòng, chống; trách nhiệm của cộng đồng, người nuôi trồng thủy sản, các cấp chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định.

2. Yêu cầu

- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành; lấy phương châm phòng bệnh là chính, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

- Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ và người nuôi trồng thủy sản về công tác thú y thủy sản nhất là năng lực, kỹ năng tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; tăng cường và củng cố hệ thống quản lý, giám sát dịch bệnh động vật thủy sản đến tận cơ sở nuôi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

- Đảm bảo an toàn cho người trực tiếp tham gia và những người liên quan đến công tác phòng, chống dịch; trình phương án xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

III. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản

1.1. Giám sát bị động

- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố tăng cường công tác giám sát đến các ao nuôi, báo cáo kịp thời các đối tượng thủy sản nuôi mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh theo quy định. Trong trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm, cần thu mẫu bệnh phẩm gửi về Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ