ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 166/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 25
tháng 7 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 72-KH/TU NGÀY 28/6/2022 CỦA BAN THƯỜNG
VỤ TỈNH ỦY LẠNG SƠN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 10/02/2022 CỦA
BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI
KHOÁNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
Thực hiện Kế hoạch số 72-KH/TU
ngày 28/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về việc thực hiện Nghị quyết
số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất,
khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau
đây viết tắt là Kế hoạch số 72-KH/TU), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức, ý thức và
trách nhiệm của các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân
về khoáng sản. Thực hiện tốt các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong
Kế hoạch số 72-KH/TU nhằm quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý
và hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với
biến đổi khí hậu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch
số 72-KH/TU phải quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, đạt bước chuyển biến trong toàn
hệ thống chính trị. Quán triệt nghiêm túc, sâu sắc đến từng cán bộ, đảng viên;
nắm vững nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kế hoạch số 72-KH/TU để tổ chức thực hiện
đạt kết quả cao.
- Xác định rõ nhiệm vụ, trách
nhiệm cụ thể của từng tổ chức, cá nhân người đứng đầu trong hệ thống chính trị
làm cơ sở để tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện tại các
cơ quan, đơn vị.
II. NỘI DUNG
1. Mục tiêu tổng quát
- Tài nguyên địa chất, khoáng sản
là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và của tỉnh,
vừa là nguồn dự trữ lâu dài của quốc gia cần được quy hoạch, điều tra, thăm dò
đầy đủ, quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn
với nhu cầu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
- Công tác điều tra cơ bản địa
chất, khoáng sản và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản
phải đi trước một bước, làm cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với
bảo vệ môi trường, bảo vệ kết cấu hạ tầng đã được đầu tư xây dựng.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2025
- Phối hợp với các cơ quan
Trung ương lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 trên địa bàn tỉnh đạt
từ 80% diện tích trở lên; hoàn thành điều tra, đánh giá, xác định cấu trúc địa
chất, trữ lượng và khoanh định khu vực có triển vọng về khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn.
- Rà soát, xác định nhu cầu về
khoáng sản để điều chỉnh, bổ sung các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh,
tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo
đảm nguồn nguyên liệu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp
cho các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; tiếp tục duy trì hoạt động
hiệu quả 53 dự án khai thác, chế biến khoáng sản đã được UBND tỉnh cấp Giấy
phép khai thác khoáng sản còn có hiệu lực thi hành (trong đó: có 38 Giấy phép
đá làm vật liệu xây dựng, 07
Giấy phép khai thác cát, sỏi;
01 Giấy phép khai thác đất san lấp; 02 Giấy phép khai thác đất sét làm ngạch;
01 Giấy phép khai thác than bùn; 04 Giấy phép khai thác khoáng sản kim loại).
- Cấp Giấy phép khai thác các
điểm mỏ khoáng sản theo thẩm quyền, phù hợp với quy hoạch, bảo đảm đáp ứng 75%
trở lên nhu cầu nguyên liệu đất sét gạch cho các nhà máy gạch tuynel đã được chấp
thuận đầu tư, đang hoạt động sản xuất; 90% đá làm vật liệu xây dựng thông thường,
15% nhu cầu vật liệu cát, sỏi và 90% trở lên nhu cầu vật liệu đất san lấp cho
các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, khắc phục tình trạng khan hiếm
đất đắp; rà soát, chấm dứt hoạt động các dự án đã cấp phép khai thác nhưng
không đầu tư, các dự án hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả, gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
2.2. Đến năm 2030
- Phối hợp với các cơ quan
Trung ương nâng tỷ lệ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 trên địa bàn đạt
85% diện tích trở lên; điều tra tai biến trượt lở, lũ quét tại các khu vực có
nguy cơ cao; điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản
độc hại. Hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất khoáng sản đồng
bộ, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu
quả 45 dự án khai thác, chế biến khoáng sản đã được UBND tỉnh cấp Giấy phép
khai thác khoáng sản còn có hiệu lực thi hành (trong đó: có 36 Giấy phép đá làm
vật liệu xây dựng, 06 Giấy phép khai thác cát, sỏi; 01 Giấy phép khai thác đất
san lấp; 01 Giấy phép khai thác đất sét làm ngạch; 01 Giấy phép khai thác than
bùn) và các giấy phép khai thác còn có hiệu lực được cấp trong giai đoạn từ
năm 2025 đến 2030. Tiếp tục cấp phép khai thác các điểm mỏ khoáng sản theo thẩm
quyền, phù hợp với quy hoạch, bảo đảm đáp ứng 90% trở lên nhu cầu nguyên liệu đất
sét gạch cho các nhà máy gạch tuynel đang hoạt động sản xuất; 95% trở lên nhu cầu
đá làm vật liệu xây dựng thông thường, 25% nhu cầu vật liệu cát, sỏi và 95% trở
lên nhu cầu vật liệu đất san lấp, đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu từ khai
thác, chế biến khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của khu vực
và phù hợp với mục tiêu quy hoạch chung của cả nước; đáp ứng nhu cầu nguồn
nguyên liệu đất san lấp, cát, sỏi cho các dự án, công trình xây dựng trên địa
bàn tỉnh đến năm 2045.
- Từng bước chuyển đổi công nghệ
sản xuất gạch từ sử dụng đất sét sang đất đồi; phát triển sản xuất các loại vật
liệu xây dựng không nung thay thế dần các loại vật liệu nung.
- Chấm dứt hoạt động khai thác,
chế biến khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường quy mô nhỏ, công suất
khai thác dưới 100.000 m3/năm; cát, sỏi công suất khai thác dưới
50.000 m3/năm không đổi mới đồng bộ công nghệ, thiết bị tiên tiến,
hiện đại, thân thiện với môi trường.
2.3. Tầm nhìn đến năm
2045
- Phối hợp với các cơ quan
Trung ương hoàn thành 100% việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000
trên địa bàn tỉnh; hoàn thành công tác điều tra cơ bản đối với các tài nguyên,
địa chất khác; xây dựng ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tiên tiến, hiện
đại, gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
- Rà soát các mỏ còn thời hạn
khai thác, đồng thời bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác đối với các mỏ khi đủ
điều kiện.
3. Nhiệm vụ, giải pháp
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng
cao nhận thức, giáo dục pháp luật về sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chấp hành các quy định, tiêu chuẩn
về tài nguyên khoáng sản.
- Rà soát, xác định nhu cầu về
khoáng sản để điều chỉnh, bổ sung các điểm mỏ khoáng sản, hoàn thiện Phương án
bảo vệ khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh để tích hợp
vào Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, có xét đến năm 2050 đảm bảo nguồn
nguyên liệu cung cấp cho các công trình trên địa bàn tỉnh và phù hợp quy hoạch
khoáng sản cả nước.
- Xây dựng cơ chế chính sách,
giải pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo hướng gắn trách nhiệm của UBND cấp
huyện, cấp xã và quyền lợi của người dân địa phương nơi có nguồn tài nguyên
khoáng sản; đề xuất cơ chế, chính sách về tài chính trong việc quản lý, khai
thác khoáng sản nhằm tăng thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khoáng sản, tránh
thất thoát, trốn thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của các tổ chức hoạt động
khoáng sản.
- Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo
của các cấp, các ngành, sự phối hợp liên ngành, thúc đẩy phương thức quản lý tổng
hợp, đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; phân công
trách nhiệm rõ ràng và hợp lý giữa các cấp, ngành trong hoạt động khoáng sản.
- Phát triển nguồn lực và kiện
toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; nâng cao năng lực
bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản các cấp. Tăng cường sự phối hợp
giữa các cơ quan chức năng của các sở, ngành và địa phương trong công tác quản
lý nhà nước về khoáng sản. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc,
các đoàn thể, hội, hiệp hội trong việc tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn, xử lý
các vướng mắc trong hoạt động khoáng sản.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối
với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên địa chất, khoáng sản nhằm quản
lý tập trung, thống nhất; thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi
số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao
hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
- Tăng cường việc thanh tra, kiểm
tra các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Mở đợt cao điểm tấn
công trấn áp, ngăn chặn, kiên quyết xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản
trái phép trên địa bàn tỉnh; phát động nhân dân tham gia phát hiện, ngăn chặn
tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi
trường tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và những cơ
chế, chính sách trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh
nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước và từng bước ngăn chặn, chấn chỉnh hiện tượng
khai thác khoáng sản trái phép.
Trên cơ sở những quy định của
pháp luật về khoáng sản và tình hình thực tế hiện nay, tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh
việc cấp phép khai thác khoáng sản. Tổ chức đấu giá hoặc lựa chọn các tổ chức,
cá nhân đủ điều kiện để cấp phép ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng
sản theo quy định. Ưu tiên cấp phép cho các tổ chức, có đủ năng lực, có công
nghệ khai thác hiện đại và cam kết khai thác phục vụ các dự án, công trình của
tỉnh.
Phối hợp với các cơ quan có
liên quan thường xuyên rà soát, kiến nghị chấm dứt hoạt động các dự án đã cấp phép
khai thác nhưng không đầu tư, các dự án hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả,
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng hướng dẫn,
đôn đốc các đơn vị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường về
trình tự lập, điều chỉnh, phê duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định hiện hành.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thiết kế kỹ thuật
khai thác mỏ, kiên quyết xử lý các trường hợp khai thác mỏ khoáng sản làm vật
liệu xây dựng không đúng thiết kế được phê duyệt.
3. Sở Công Thương tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong thực hiện thiết kế mỏ
(trừ vật liệu xây dựng thông thường) sau khi được phê duyệt; việc thực hiện
theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu
nổ công nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kịp thời
phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu
nổ công nghiệp đối với những doanh nghiệp hoạt động vật liệu nổ công nghiệp vi
phạm đến mức phải thu hồi Giấy phép theo quy định của pháp luật.
4. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị quyết định
chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đối với các dự án khai thác khoáng
sản (nếu dự án có sử dụng đất lâm nghiệp có rừng); tiếp nhận hồ sơ báo cáo Hội
đồng thẩm định, báo cáo UBND tỉnh kết quả thẩm định để trình cấp có thẩm quyền
quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Phối hợp chặt chẽ với Sở
Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan quản
lý tốt các khu vực sông, suối trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hoạt
động làm ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên, gây sạt lở, mất ổn định bờ sông, suối,
đặc biệt các khu vực đông dân cư, khu vực có công trình xây dựng, đất đai đang
canh tác của Nhân dân.
5. Công an tỉnh tăng cường
công tác nắm tình hình, phối hợp với các sở, ngành chức năng làm tốt công tác
tham mưu bảo đảm an ninh, trật tự trong thẩm định, cấp phép khai thác khoáng sản;
chủ động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
khai thác khoáng sản, nhất là hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ
khoáng sản trái pháp luật.
6. Cục Quản lý thị trường
Lạng Sơn phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra việc vận chuyển,
lưu thông khoáng sản trên thị trường, các cơ sở mua, bán khoáng sản. Kịp thời
phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp
luật các hành vi mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có
nguồn gốc hợp pháp theo quy định.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
trong quá trình thẩm định dự án đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản
hướng dẫn thi hành, yêu cầu các Nhà đầu tư xác định sơ bộ khối lượng, phương án
sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, phù hợp với quy hoạch
khoáng sản và trữ lượng khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các dự án khai thác, chế
biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường quy mô nhỏ, công suất khai thác dưới
100.000 m3/năm; cát, sỏi công suất khai thác dưới 50.000 m3/năm;
phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định kỹ
lưỡng về công nghệ, thiết bị, đảm bảo tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi
trường, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
8. Sở Nội vụ chủ trì, phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND các huyện,
thành phố tham mưu, kiện toàn về tổ chức bộ máy; bổ sung nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ công chức, viên chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước địa chất khoáng
sản trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Tài chính tham mưu
UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định. Căn cứ thực tế
nguồn thu hàng năm từ hoạt động khai thác khoáng sản, ngân sách UBND tỉnh phân
bổ tham mưu chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình
cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định.
10. Ban quản lý Khu kinh
tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong quá trình thẩm định dự án đầu tư theo Luật
Đầu tư năm 2020, yêu cầu các nhà đầu tư xác định sơ bộ khối lượng, phương án sử
dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, phù hợp với quy hoạch
khoáng sản và trữ lượng khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các
dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
11. UBND cấp huyện, cấp
xã:
- Thực hiện nghiêm Phương án bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Có trách nhiệm tổ chức bảo vệ
tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; phát hiện, ngăn chặn, xử lý
kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; bảo đảm an ninh, trật tự tại
các khu vực có khoáng sản.
- Huy động cả hệ thống chính trị
các cấp đồng bộ vào cuộc để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khoáng sản cho
cán bộ, Nhân dân, vận động Nhân dân cùng tham gia giám sát các hoạt động khai
thác, vận chuyển kinh doanh khoáng sản trái phép. Yêu cầu các chủ phương tiện
là người địa phương ký cam kết không tham gia khai thác, vận chuyển khoáng sản
trái phép.
- Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm
theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân để xảy ra các hoạt động khoáng sản
trái phép kéo dài mà không có biện pháp xử lý. Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm
quyền xử lý nghiêm các cán bộ có biểu hiện làm ngơ, dung túng cho các hoạt động
khai thác khoáng sản trái phép.
12. Các sở, ban, ngành
và UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý khoáng
sản, thực hiện theo Quy chế phối hợp quản lý hành chính và hoạt động khai thác
khoáng sản tại các khu vực giáp ranh giữa tỉnh Lạng Sơn với các tỉnh lân cận;
tăng cường sự phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các
dự án khai thác khoáng sản đã được cấp phép để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử
lý các hành vi vi phạm trong quá trình khai thác, kịp thời báo cáo, tham mưu xử
lý theo quy định để tránh phát sinh các điểm nóng về tình hình an ninh - trật tự
trên địa bàn tỉnh.
13. Chế độ thông tin,
báo cáo sơ kết, tổng kết: các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện
chế độ thông tin, báo cáo sơ, tổng kết khi có yêu cầu.
14. Báo Lạng Sơn, Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan truyền thông tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, địa chất. Phát huy vai trò,
trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội trong việc tuyên
truyền pháp luật, hướng dẫn, xử lý các vướng mắc trong hoạt động khoáng sản.
(Có phụ lục phân công nhiệm
vụ kèm theo)./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Các Ban đảng Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UB MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PCVP UBND tỉnh, các phòng CM, TT THCB;
- Lưu: VT, KT(NNT).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lương Trọng Quỳnh
|