Kế hoạch 325/KH-UBND năm 2019 về đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, đào tạo do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 325/KH-UBND
Ngày ban hành 24/10/2019
Ngày có hiệu lực 24/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Trịnh Xuân Trường
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 325/KH-UBND

Lào Cai, ngày 24 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh như sau:

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRƯỜNG HỌC

1. Kết quả đạt được:

Năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 617 cơ sở giáo dục, có 211.474 học sinh các cấp, 02 cơ sở đào tạo nghề (Trường Cao đẳng Lào Cai và Phân hiệu Đại học Thái Nguyên), có 5.369 học sinh, sinh viên. Trong số cơ sở giáo dục có 09 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) với 4.412 học sinh, 127 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) với 47.366 học sinh, 104 trường có học sinh ở nội trú nhưng không phải là trường chuyên biệt. Học sinh ở các trường PTDTNT, PTDTBT học tập và ăn, ở, sinh hoạt cả tuần tại trường. Sinh viên các cơ sở đào tạo phải thuê phòng trọ gần khu vực trường để sinh hoạt.

Các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trường học được quan tâm đầu tư sửa cha, xây mới theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa. Đến nay, 100% cơ sở giáo dục đã có nhà lớp học kiên cố tại trường chính; đủ nhà ở công vụ giáo viên, nhà ở cho học sinh bán trú, nhà vệ sinh, nhà tắm cho trường PTDTBT; hiện vẫn tiếp tục đầu tư xây dựng phòng học, nhà ăn, nhà bếp giai đoạn 2018-2020.

Nhận thức của các ngành, các cấp, cán bộ, giáo viên, học sinh, vinh viên và các lực lượng xã hội, đặc biệt là gia đình học sinh về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học có sự chuyển biến rõ rệt.

Công tác phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tỉnh Lào Cai chỉ đạo sát sao và có sự vào cuộc tích cực của các sở, ban, ngành, các địa phương trong phát hiện, tố giác và xử lý các vụ việc, các hành vi liên quan tới bạo lực, xâm hại trẻ em dưới mọi hình thức nhằm bảo vệ quyền trẻ em và lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Ngành giáo dục và đào tạo đã chủ động, tích cực ký kết kế hoạch liên ngành trong triển khai các nhiệm vụ, biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện. Chỉ đạo các giải pháp phòng ngừa; rà soát các điều kiện đảm bo an toàn trong trường học. Thiết lập cơ chế xử lý thông tin, tin báo tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh trật tự, an toàn trường học, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em.

Công tác quản lý, quản trị trường học tiếp tục được đổi mới; kỷ cương, nền nếp trong trường học được tăng cường; có nhiu giải pháp quản lý học sinh nội trú, bán trú; xây dựng mô hình “bán trú tự quản”; tchức hoạt động “một ngày bán trú” khép kín thời gian học tập, sinh hoạt tại trường của học sinh nội trú; khắc phục nhng khó khăn, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Huy động sức mạnh của nhân dân tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và đẩy lùi hành vi ngược đãi, bạo lực, xâm hại trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển bình đẳng.

2. Những khó khăn, tồn tại:

- Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số trong các đơn vị trường học của tỉnh chiếm trên 70%; một strường, điểm trường ở xã vùng cao chiếm tỷ lệ 100%; điu kiện kinh tế, xã hội, đời sống còn nhiều khó khăn; một số nơi tập tục còn lạc hậu; HSSV đi học nghề đa số phải thuê phòng trọ bên ngoài, rất khó cho việc kiểm soát công tác bảo đảm an toàn.

- Cơ sgiáo dục trên địa bàn các xã vùng giáp biên có nhiều nguy cơ mất an toàn, như: Tệ nạn xã hội, buôn lậu qua biên giới, bắt cóc trẻ em, mua bán người... Các đặc điểm trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đi với các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

- Tình trạng mất an toàn, an ninh đối với HSSV trong và ngoài khu vực nhà trường diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng. Tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật có dấu hiệu phức tạp.

- Tệ nạn xã hội thâm nhập vào trường học ngày càng có xu hướng gia tăng; đã xuất hiện học sinh Lào Cai đánh nhau hội đồng được quay clip phát tán lên mạng xã hội, tác động xấu đến môi trường giáo dục.

- Công tác y tế học đường đạt hiệu quả chưa cao, đã xảy ra việc học sinh mầm non bị ngộ độc do ăn nhầm thuốc tẩy giun tại huyện Sa Pa; học sinh bị kháng vắc xin tiêm phòng viêm não Nhật Bản tại huyện Bảo Thắng; nghiêm trọng nhất là vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn trường học tại Trường PTDTBT THCS Hầu Thào, huyện Sa Pa năm 2016 khiến 51 học sinh phải nhập viện.

- Hiện tượng mua bán trẻ em gái qua biên giới diễn biến phức tạp, tội phạm nhằm vào đối tượng ở tập thể nội trú, bán trú các trường học; đã xảy ra vụ việc 02 học sinh Trường THPT số 2 huyện Bát Xát bị lừa bán sang bên kia biên giới.

- Hiện tượng học sinh bị bạo hành, xâm hại vẫn còn, điển hình vụ học sinh tiểu học bị nhân viên bảo vệ xâm hại đã xảy ra tại Trường PTDTBT Tiểu học La Pán Tẩn, huyện Mường Khương; Học sinh mầm non, tiểu học bị giáo viên bạo hành, đánh đập đã xảy ra tại huyện Bảo Thắng, Bát Xát; nghiêm trọng hơn là học sinh bị thầy giáo xâm hại tình dục dẫn đến mang thai tại Trường THCS Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

- Tình trạng HSSV vi phạm Luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng còn phổ biến, đặc biệt ở vùng nông thôn. Điển hình là vụ học sinh Trường THCS Sa Pả, huyện Sa Pa bị tai nạn dẫn đến tử vong do điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện giao thông; sinh viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong.

- Tình trạng đuối nước xảy ra liên tục trong vài năm gần đây, trong đó có cả học sinh các huyện vùng cao và địa bàn thành phố Lào Cai. Nghiêm trọng nhất là 02 vụ đui nước ngày 25/5/2019 tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát và xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai khiến 05 học sinh nữ lớp 6 t vong.

3. Nguyên nhân:

3.1. Nguyên nhân khách quan:

- Do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, thành tựu khoa học công nghệ thông tin, Internet toàn cầu đến những giá trị văn hóa truyền thống, dẫn đến một số HSSV sa đà vào mạng xã hội, sống ảo, nghiện trò chơi trực tuyến, trò chơi bạo lực, không lành mạnh; tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, nhà trường, ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em.

- Điều kiện tự nhiên của tỉnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích, đuối nước, mất an toàn. Mặt khác, công tác tuyên truyền, giáo dục về kỹ năng tự bảo vệ, phòng tránh xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh còn hình thức, chưa đem lại hiệu quả thiết thực cho HSSV.

- Nhận thức của một số gia đình về vấn đề bảo đảm an toàn cho HSSV còn bị xem nhẹ; việc ngược đãi, xâm hại trẻ em chưa được cộng đồng phát hiện sớm và thông tin cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp và hỗ trợ kịp thời.

3.2. Nguyên nhân chủ quan:

[...]