Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2024 đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2025

Số hiệu 316/KH-UBND
Ngày ban hành 29/10/2024
Ngày có hiệu lực 29/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 316/KH-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI CUNG - CẦU HÀNG HÓA VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BÊN KẾT VÙNG, QUẢNG BÁ, KẾT NỐI GIỮA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG NĂM 2025

Thực hiện các Thông báo kết luận ghi nhớ, hợp tác giữa Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố khác thời gian qua, theo tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”; Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 06/10/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương giai đoạn 2021-2025; Chương trình công tác số 01/CTr-UBND ngày 10/01/2024 của UBND Thành phố, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và các Nghị quyết của Thành ủy, HĐND Thành phố về những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội, thực hiện hiệu quả các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn Thành phố.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân Hà Nội và các tỉnh, thành phố nắm bắt tình hình cung - cầu thị trường để chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản thiết yếu, thủy sản, trái cây, sản phẩm OCOP... hướng đến ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung về sản phẩm, hạn chế tổn thất cho người nông dân, thích ứng với các diễn biến thị trường.

- Hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa được sản xuất đến người tiêu dùng, các đơn vị phân phối để biết đến, ưu tiên lựa chọn, kết nối, tiêu thụ và đứng vững trên thị trường nội địa, đẩy mạnh hỗ trợ kết nối với bộ phận thu mua các kênh phân phối nước ngoài đề xuất khẩu hàng hóa.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, đơn vị tiêu thụ hàng hóa tìm hiểu nguồn cung nông sản phát triển thêm nguồn thu mua tại các địa phương trong cả nước, khai thác đa dạng hàng hóa, nguồn hàng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.

- Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, sản phẩm OCOP giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của thành phố Hà Nội với các địa phương, đồng thời kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối của thành phố Hà Nội với nhau.

- Chủ động tạo nguồn hàng ổn định, đảm bảo cung - cầu của thị trường Hà Nội trong các dịp lễ, tết, phục vụ công tác phòng chống lụt bão, công tác bình ổn thị trường, ứng phó với tình hình thiên tai, dịch bệnh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn Thành phố, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ, chế biến sản phẩm hàng hóa khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy mạnh phối hợp, hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực Công Thương nhằm quản lý, hỗ trợ phát triển thị trường trong giai đoạn hiện nay.

2. Yêu cầu:

Các đơn vị bám sát vào các mục đích nêu trên và các Biên bản ghi nhớ hợp tác của Thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước thuộc lĩnh vực Công Thương, chủ động trong phối hợp thực hiện Chương trình nhằm tạo điều kiện để các bên tham gia tìm kiếm cơ hội hợp tác, giao thương, thúc đẩy giao lưu mua bán hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội bền vững giữa Thành phố Hà Nội với các địa phương trên cả nước.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, hàng hóa tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước năm 2025:

- Nội dung triển khai:

+ Kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thiết yếu, đặc thông qua chương trình, sự kiện giao thương do các tỉnh, thành phố tổ chức: Ưu tiên kết nối các sản phẩm nông sản thiết yếu, thủy sản, trái cây, sản phẩm OCOP... các địa phương có lợi thế trong sản xuất và nhu cầu phát triển thị trường tiêu thụ nhằm đưa vào các kênh phân phối, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tiêu thụ, phục vụ người tiêu dùng Thủ đô.

+ Hướng dẫn các đơn vị sản xuất cung ứng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu, thị hiếu, thủ tục của nhà phân phối, người tiêu dùng Thủ đô.

+ Triển khai ký biên bản ghi nhớ, hợp đồng nguyên tắc hỗ trợ tiêu thụ nông sản giữa các đơn vị tham gia.

+ Tổ chức khảo sát vùng sản xuất, địa điểm đầu tư xây dựng hạ tầng công nghiệp, thương mại tại các địa phương trong các thời điểm thích hợp: Trao đổi, cung cấp thông tin về quy hoạch phát triển thương mại, chính sách, dự án kêu gọi, thu hút đầu tư của các địa phương đến doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu, tham gia đầu tư.

- Hình thức thực hiện:

+ Tổ chức từ 05 - 06 đoàn cán bộ và doanh nghiệp của thành phố Hà Nội thực hiện các nội dung kết nối, giao thương tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước (tổ chức, tham gia hội nghị, hoạt động giao thương, trưng bày sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát vùng sản xuất, ký kết hợp đồng, thỏa thuận ghi nhớ...), nhằm kết nối, khai thác, tiêu thụ nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, hàng hóa lợi thế của các tỉnh, thành phố đưa về thị trường Hà Nội, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.

+ Thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp Hà Nội tham gia các hoạt động giao thương trực tiếp, trực tuyến tiêu thụ sản phẩm do các tỉnh, thành phố tổ chức trong các mùa vụ trái cây, nông sản (thông tin, mời doanh nghiệp, đơn vị biết, đăng ký nhu cầu cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, đồng thời tham dự trực tiếp, trực tuyến hội nghị).

- Thời gian: Từ Quý I - Quý IV/2025.

- Các tỉnh, thành phố dự kiến phối hợp thực hiện: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lào Cai, Quảng Ninh, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp... (Triển khai trong các mùa vụ trái cây, nông sản; kết hợp với diễn đàn, chương trình kết nối, giao thương, hội chợ của các địa phương, theo các biên bản ghi nhớ đã ký kết).

2. Tổ chức các buổi làm việc, hoạt động giao thương quy mô nhỏ; khảo sát thị trường, kết nối sản phẩm các tỉnh vào hệ thống phân phối tại Hà Nội:

- Nội dung thực hiện:

[...]