Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 314/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 99/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do tỉnh Bắc Ninh ban hành

Số hiệu 314/KH-UBND
Ngày ban hành 10/10/2017
Ngày có hiệu lực 10/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Nguyễn Tiến Nhường
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 314/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 10 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 99/NQ-CP NGÀY 03/10/2017 CỦA CHÍNH PHỦ; CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 35-CTR/TU NGÀY 25/7/2017 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TW NGÀY 03/6/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XII) VỀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; căn cứ Công văn số 10361/VPCP-TH ngày 29/9/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII; căn cứ Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 25/7/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt, triển khai và cụ thể những nội dung Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 25/7/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình hành động.

Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và nhân dân trong tỉnh về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Yêu cầu

Việc triển khai Kế hoạch phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và tăng cường sự giám sát của nhân dân.

Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp; phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, đơn vị gắn với kiểm tra, đánh giá theo định kỳ việc triển khai thực hiện. Quán triệt sâu sắc, đầy đủ nội dung thực hiện Chương trình hành động tới các cấp, các ngành và nhân dân.

II. MỤC TIÊU

Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách trên địa bàn tỉnh, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Vận hành tốt hệ thống các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử, mô hình thành phố thông minh, đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022 theo hướng văn minh, hiện đại. Thực hiện phát triển bền vững, tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển dịch vụ, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường; hình thành trung tâm nghiên cứu triển khai (R&D), trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về du lịch, dịch vụ; chú trọng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị; giải quyết tốt vấn đề môi trường; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực và các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; giữ vững quốc phòng an ninh.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục, thống nhất nhận thức về nội dung cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Các Sở, ban, ngành, các cơ quan chức năng liên quan thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục nhằm quán triệt sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, về các nội dung và tinh thần của Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 25/7/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Kế hoạch này của UBND tỉnh.

2. Đổi mới về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp

- Thực hiện công khai, minh bạch, nhanh gọn các thủ tục hành chính và dịch vụ công về xác nhận, đảm bảo, bảo vệ quyền sở hữu tài sản nhà nước, tổ chức, công dân để quyền sở hữu được giao dịch thông suốt. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự với các quy trình, thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch.

- Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp, trong đó tập trung vào thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước; nghiên cứu chuyển đổi mô hình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình công ty cổ phần. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân triển khai thực hiện kế hoạch; tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp có cổ phần nhà nước sau cổ phần hóa.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia đầu tư, triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Thực hiện xã hội hóa tối đa các dịch vụ công, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ công theo cơ chế thị trường.

- Đẩy mạnh hỗ trợ cho các hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể. Tăng cường các hình thức hợp tác, liên kết, hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước; chuyển mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn.

- Tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến; ban hành chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; chủ động lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, có cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Bắc Ninh như: Samsung, Canon… để có cam kết liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp địa phương tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ, chuỗi giá trị toàn cầu, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế.

3. Bảo đảm đồng bộ các yếu tố và phát triển các loại thị trường

- Thực hiện nhất quán, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đảm bảo tính đúng, tính đủ các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu; các quy định của pháp luật trong tiếp cận các nguồn lực công, mua sắm và đầu tư công.

- Đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ, gồm cả thị trường xuất, nhập khẩu, thị trường trong nước và biên mậu; phát triển hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại; thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế. Phát triển mạnh các phương thức giao dịch thị trường hiện đại. Xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường phù hợp với yêu cầu trong nước và cam kết quốc tế, bảo vệ hợp lý thị trường trong nước, không để bị thâu tóm, thao túng.

- Phát triển cân bằng, đồng bộ thị trường tài chính. Thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công. Đẩy mạnh hợp tác công - tư; phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, thẩm định giá; triển khai có hiệu quả chính sách tiền tệ.

- Đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học - công nghệ. Tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tăng cường hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh; xác định doanh nghiệp là lực lượng quan trọng trong phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ; tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả chính sách nhập khẩu công nghệ; đầu tư nghiên cứu ứng dụng, nâng cao trình độ thiết kế, chế tạo trong nước.

Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cơ chế quản lý tài chính, tổ chức và hoạt động khoa học - công nghệ; đổi mới phương thức sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học - công nghệ; nâng cao chất lượng hoạt động của các vườn ươm công nghệ và doanh nghiệp khoa học, công nghệ cao. Thực hiện cơ chế hợp tác công - tư trong việc triển khai các dự án đổi mới công nghệ, sáng tạo, nghiên cứu và phát triển. Tiếp tục phát triển bền vững các khu công nghiệp đã được quy hoạch; các dịch vụ tư vấn, thẩm định, môi giới, định giá sản phẩm khoa học và công nghệ.

[...]