Kế hoạch 234/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 234/KH-UBND
Ngày ban hành 15/09/2017
Ngày có hiệu lực 15/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Châu Hồng Phúc
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 234/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 15 tháng 09 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA X THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TW HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XII VỀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Thực hiện Chương trình hành động 46-CTr/TU ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa X thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai thực hiện đạt mục tiêu Chương trình hành động của Tỉnh ủy; tập trung phát triển kinh tế gắn với đm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, phát huy thế mạnh của Tỉnh, góp phần vận hành có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm, xác định rõ nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Tỉnh, các sở, ngành Tỉnh chủ trì, phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện.

- Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ luôn cập nhật, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và những chủ trương, chính sách mới; gắn với tư duy, suy nghĩ sáng tạo, đổi mới, tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác triển khai, quán triệt Chương trình hành động

Sở, ngành Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai quán triệt, phổ biến Chương trình hành động của Tỉnh ủy trong từng đơn vị, địa phương nhằm tạo sự đồng thuận trong nội bộ và các tầng lớp Nhân dân cùng tham gia thực hiện đạt hiệu quả theo mục tiêu Chương trình hành động của Tỉnh ủy đề ra.

2. Những nhiệm vụ chủ yếu

2.1. Nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tăng cường công tác tuyên truyền về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và Nhân dân. Chú trọng phổ biến về mục tiêu, giải pháp và vai trò của các thành phần khi tham gia xây dựng và phát triển nền kinh tế vừa bảo đảm vận hành theo quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

2.2. Về tham gia thực hiện vận hành và hoàn thiện thể chế phù hợp với vai trò được phân cấp và tình hình thực tế của Tỉnh

Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương, lồng ghép vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, trong đó xác định rõ nhiệm vụ từng ngành, tng cấp trong triển khai thực hiện. Đổi mới tư duy về điều hành phát triển kinh tế theo quy luật thị trường, không chủ quan, hành chính hóa, nhất là trong điều hành phát triển sản xuất và công tác quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các quy hoạch theo tinh thần đổi mới, bảo đảm khả thi về nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường và xã hội.

Tiếp tục thực hiện các đề án và chương trình trọng tâm của Tỉnh góp phần thúc đẩy nâng cao giá trị từng ngành hàng theo quy luật thị trường, tăng thu nhập của người dân và tái đầu tư sản xuất. Đẩy mạnh thực hiện các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến, hợp tác trong phát triển dịch vụ, du lịch.

Tạo thuận lợi môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút đầu tư và mở rộng phát triển sản xuất; phát triển thị trường dịch vụ. Đầu tư hạ tầng và tạo điều kiện phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa quy mô lớn, kết hợp phát triển các trung tâm thương mại và chợ truyền thống.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, nhất là dạy nghề nông thôn phải gắn với nhu cầu sử dụng; thực hiện bảo đảm các mục tiêu xã hội, phát triển con người (HDI). Quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.

Thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng - an ninh trong tình hình mới, chú trọng địa bàn khu vực biên giới về bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế, ổn định dân sinh, phát huy hơn nữa hiệu quả của Đoàn kinh tế quốc phòng 959. Duy trì công tác đối ngoại nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển; tăng cường đối thoại, hợp tác với các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; hợp tác trao đổi thông tin với các tỉnh, vùng, các quốc gia có quan tâm cơ hội đầu tư tại Đồng Tháp, tăng cường ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân.

2.3. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước

Tiếp tục cải cách hành chính, nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, quản lý của chính quyền các cấp, gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo từng giai đoạn phát triển. Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; duy trì đối thoại chính sách với nhân dân và doanh nghiệp.

Đổi mới phương thức tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ quản lý lĩnh vực kinh tế gắn với trách nhiệm và năng lực; quan tâm bồi dưỡng đổi mới tư duy, cách tiếp cận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện của địa phương. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế để đảm bảo tính công khai, minh bạch góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí, nhất là thực hiện tốt việc phân bổ nguồn lực theo cơ chế kinh tế thị trường.

2.4. Một số nhiệm vụ cần tập trung thực hiện đến năm 2020

a) Rà soát các quy định, thủ tục về quản lý đất đai, đầu tư công thuộc thẩm quyền của địa phương để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định mới của Trung ương hoặc kiến nghị với Trung ương sửa đổi những vấn đề chưa hợp lý. Tạo thuận lợi thu hút các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, gắn với thực hiện chủ trương tích tụ đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

b) Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; thực hiện nhất quán chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân trong việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp. Lãnh đạo củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, cung cấp thông tin thị trường, kết nối người sản xuất với thị trường tiêu thụ.

c) Triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đã được điều chỉnh), nhất là quy hoạch phát triển một số ngành chủ yếu của Tỉnh.

d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm thực thi nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của từng cấp, tng ngành, thực hiện tốt các thủ tục hành chính được quy định, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu trong các cơ quan nhà nước, bảo đảm thực hiện đầy đủ, thông suốt thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]