Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 3128/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Số hiệu 3128/KH-UBND
Ngày ban hành 30/10/2017
Ngày có hiệu lực 30/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3128/KH-UBND

Hà Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Thực hiện Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật (gọi tắt là Công ước), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Công ước như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc thực hiện Công ước, phù hợp với Luật pháp Việt Nam và điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu

- Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của địa phương, đơn vị, phù hợp Luật pháp Việt Nam và điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh;

- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiến độ, kịp thời giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước và pháp luật về người khuyết tật (NKT)

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Công ước và pháp luật Việt Nam về người khuyết tật, tập trung vào các nội dung:

+ Lồng ghép nội dung về người khuyết tật vào các chương trình, đề án, kế hoạch truyền thông của các cơ quan, đơn vị.

+ Tuyên truyền các chính sách trợ giúp NKT, quyền và trách nhiệm của người khuyết tật, chống phân biệt kỳ thị đối với NKT đến cán bộ, công chức, viên chức, người dân, gia đình và bản thân người khuyết tật.

+ Nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác trợ giúp người khuyết tật và những người khuyết tật tiêu biểu trong việc tự phấn đu vươn lên trong cuộc sống, những hoạt động có hiệu quả trong việc trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

+ Tăng cường công tác truyền thông về người khuyết tật nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày Quốc tế người khuyết tật (3/12) hàng năm.

- Xây dựng, cấp phát tài liệu tuyên truyền và tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, cá nhân làm công tác về người khuyết tật; đào tạo nâng cao năng lực trong việc thực hiện pháp luật, về bảo đảm quyền tham gia của người khuyết tật...; tổ chức các bui nói chuyện chuyên đ, cung cấp kiến thức về kỹ năng chăm sóc, phục hi chức năng cho thân nhân người khuyết tật và bản thân người khuyết tật.

2. Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản trợ giúp người khuyết tật

Rà soát, nghiên cứu sa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản về trợ giúp người khuyết tật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch, tiếp cận công trình công cộng, công nghệ thông tin và truyền thông và trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp Công ước và pháp luật Việt Nam.

3. Thực hiện hiệu quả các chương trình đề án, dự án về người khuyết tật

3.1. Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng

- Tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiu khuyết tật, hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng, bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng; xây dựng và áp dụng các chính sách ưu tiên, ưu đãi người khuyết tật về sử dụng dịch vụ y tế, về giá dịch vụ y tế tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh.

- Đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn đối với cán bộ y tế chuyên ngành phục hồi chức năng, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở về các kỹ năng phát hiện sớm và can thiệp sớm.

- Xây dựng và triển khai các mô hình cung cấp các dịch vụ y tế nhằm giảm thiểu và phòng ngừa khuyết tật; triển khai các dịch vụ phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ trước khi sinh, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi; tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản; triển khai thực hiện chương trình can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp NKT, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

- Xây dựng và triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, tăng cường trang thiết bị và dụng cụ luyện tập phục hồi chức năng cho các cơ sở phục hồi chức năng.

- Củng cố các đơn vị phục hồi chức năng tại các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh, huyện, tăng cường nhân viên y tế phục hồi chức năng tại trạm y tế tuyến cơ sở.

3.2. Giáo dục

- Tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, tạo điều kiện cho người khuyết tật có cơ hội tiếp cận với giáo dục; thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo cho người khuyết tật, tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng, khuyến khích học tập theo phương pháp hòa nhập cộng đồng;

[...]