Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2021

Số hiệu 312/KH-UBND
Ngày ban hành 17/05/2018
Ngày có hiệu lực 17/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Minh Thông
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 312/KH-UBND

Nghệ An, ngày 17 tháng 05 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2021

Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Căn cứ Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đ án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến năm 2021,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Nghệ An (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn ngành Giáo dục; góp phần đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.

2. Mục tiêu cụ thể

- Năm 2018 đảm bảo 90%, năm 2020 đảm bảo 95%, năm 2021 đảm bảo 100% các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đơn vị, trường học trong tỉnh đều tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Năm 2018 có 80%, năm 2020 có 90%, năm 2021 có 100% báo cáo viên pháp luật, cộng tác viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy môn pháp luật trong các cơ sở giáo dục được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cu nhiệm vụ.

- Hằng năm có 100% các nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa; phấn đấu đến năm 2020 có 90%, đến năm 2021 có 100% cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh có đủ giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân, môn pháp luật theo quy định.

- Năm 2018 có 70%, năm 2020 có 80%, năm 2021 có 90% đối tượng đặc thù trong ngành Giáo dục được phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên biệt theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để xây dựng, duy trì chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật liên quan đến ngành Giáo dục; phấn đấu 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị, trường học trong ngành đều lồng ghép, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính.

- Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, trường học trong ngành Giáo dục triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm mới, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn và nhu cầu của người lao động và người học trong ngành Giáo dục, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

II. YÊU CẦU

1. Kế thừa kết quả và kinh nghiệm triển khai thực hiện Đán 1928 trong giai đoạn 2009 - 2017 để triển khai có hiệu quả đến năm 2021, bảo đảm tính liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, các cơ quan, đoàn thể đảm bảo triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

3. Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, chú trọng giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người học để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành

a) Xây dựng, ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án đến năm 2021; Kế hoạch thực hiện Đ án hàng năm; ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điểm thực hiện Đề án.

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong tháng 5 năm 2018.

- Kết quả, sản phẩm: Kế hoạch thực hiện Đán đến năm 2021; Kế hoạch thực hiện đề án hằng năm; công văn chỉ đạo, hướng dẫn...

b) Kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh, cấp huyện; phát huy vai trò, điều phối hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký giúp việc trong tham gia triển khai các nhiệm vụ của Đề án.

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

[...]