Kế hoạch 3036/KH-BCT công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017 do Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 3036/KH-BCT
Ngày ban hành 13/04/2017
Ngày có hiệu lực 13/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Đỗ Thắng Hải
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3036/KH-BCT

Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ NĂM 2017

Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-BCĐ389 ngày 22 tháng 3 năm 2017 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017, Bộ Công Thương xây dựng Kế hoạch công tác trọng tâm năm 2017 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

b) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân.

2. Yêu cầu

a) Các cơ quan, đơn vị và công chức thuộc ngành Công Thương phải quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm; tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả thực hiện nhiệm vụ.

b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

c) Nắm vững tình hình tại các địa bàn, tuyến trọng điểm, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ có hiệu quả, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

d) Triển khai các kế hoạch chuyên đề, trọng tâm vào các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng hóa ảnh hưởng tới sức khỏe, quyền li của người tiêu dùng, các loại hàng hóa nhập khẩu, hàng có thuế suất cao, hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức quán triệt những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đu tranh chng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đặc biệt là tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Chthị số 30/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá; Quyết định số 05/QĐ-BCĐ389 ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ; Công điện s 90/CĐ-BCĐ ngày 13 tháng 7 năm 2015 về việc phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Phòng, chng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020; Quyết định số 636/QĐ-BCT ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ năm 2017; Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu; Chỉ thị s03/CT-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm.

2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

2.1. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chuyên đề đấu tranh chng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017

Cục Quản lý thị trường phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, giám sát, đôn đc lực lượng Quản lý thị trường xây dựng và triển khai Kế hoạch chuyên đ đu tranh chng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017, tập trung vào các nội dung sau:

a) Thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, cấp ủy và chính quyền địa phương.

b) Yêu cầu đối với các Kế hoạch chuyên đề:

- Đảm bảo bám sát diễn biến tình hình thực tế, xác định rõ tuyến, địa bàn, lĩnh vực, phương thức thủ đoạn hoạt động, đối tượng trọng điểm và nhóm các mặt hàng cn tập trung kiểm soát; phân công, giao chỉ tiêu thực hiện cụ thể cho các đơn vị trực tiếp quản lý địa bàn, đảm bảo tăng các cuộc thanh tra, kiểm tra; tăng svụ phát hiện, bt giữ, xử lý hành chính, hình sự, tịch thu tang vật đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả tại các địa bàn, tuyến trọng điểm.

- Thực hiện lồng ghép các nội dung nhằm triển khai có hiệu quả Đề án Phòng, chng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020; tập trung thực hiện đồng bộ các chuyên đề về chống buôn lậu thuốc lá; cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ năm 2017; quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất; kinh doanh rượu và quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm.

- Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ; huy động các lực lượng, đơn vị cùng đu tranh trên cơ sở phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể đphát huy sức mạnh tổng hợp, tạo thế trận hiệp đồng liên hoàn, khép kín, phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng ở biên giới cửa khẩu và nội địa.

c) Về mặt hàng:

- Chú trọng kiểm tra kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm tác động lớn đến kinh tế - xã hội, đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quyn lợi người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm hàng cm (ma túy, vũ khí, vật liệu n, tài liệu phản động, động vật, thực vật hoang dã, pháo, vàng, ngoại tệ, máy móc thiết bị đã qua sử dụng; các mặt hàng có thuế sut cao, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế (thuốc lá, rượu, xăng, dầu, than, quặng); các mặt hàng tiêu dùng là hàng giả, hàng xâm phạm quyn sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến sản xuất, môi trường (thực phm, tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, gia súc, gia cm, thủy sản, hải sản, nông sản, phụ gia thực phẩm, chất cm trong chế biến thực phẩm, phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuc thú y, thức ăn chăn nuôi và các loại chất cm trong thức ăn chăn nuôi...).

- Đối với mặt hàng thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, lực lượng Quản lý thị trường tổ chức kiểm soát chặt chẽ thị trường bán lẻ, tăng cường quản lý địa bàn, rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, điểm tập kết, cất giữ vận chuyển thuốc lá nhập lậu nhằm nắm chắc diễn biến tình hình thị trường để thực hiện tốt việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu.

d) Về địa bàn: tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các khu vực tập kết hàng hóa gn biên giới, các chợ đu mi, tuyến đường từ khu vực biên giới phía Bc về Hà Nội và các tỉnh lân cận; từ khu vực biên giới Tây Nam về TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận; từ các khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa, đường hàng không, đường biển... nhất là các địa bàn trọng điểm tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Bc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Lào Cai, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, Long An, Đng Tháp.... kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng cm, hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại.

đ) Tiếp tục thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại đã được phê duyệt. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm.

[...]