Kế hoạch 3034/KH-UBND năm 2018 triển khai hoạt động khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Số hiệu 3034/KH-UBND
Ngày ban hành 22/10/2018
Ngày có hiệu lực 22/10/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Văn Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3034/KH-UBND

Điện Biên, ngày 22 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH SỞI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Hiện nay, tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh đang có diễn biến phức tạp, tính đến ngày 10/10/2018, ghi nhận 635 trường hợp mắc sởi tại địa bàn của 04 huyện, thị xã, thành phố (trong đó huyện Điện Biên Đông: 285 ca, Mường Chà: 304 ca, Mường Lay: 33 ca, Điện Biên: 13 ca); đã điều trị khỏi 566 ca, hiện đang điều trị 69 ca. Ngoài ra, còn có 14 ca bệnh tản phát tại các huyện: Điện Biên 09 ca, thành phố Điện Biên Phủ (02 ca), Tuần Giáo (01 ca), Tủa Chùa (01 ca), Nậm Pồ (01 ca), đến thời điểm hiện tại không có trường hợp tử vong do bệnh si. Tuy nhiên dịch đang có xu hướng lan sang các xã giáp ranh với xã, bản đang có dịch.

Để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sởi, hạn chế sự lây lan dịch bệnh, không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh sởi trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch Triển khai các hoạt động khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch, hạn chế sự lây lan dịch bệnh, không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh sởi trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ em 1-10 tuổi tại 04 huyện, thị xã có dịch sởi và nguy cơ cao bùng phát dịch sởi.

2. Mc tiêu cụ thể

- Phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lý kịp thời ổ dịch, hạn chế thấp nhất sự lây lan.

- Bảo đảm tuân thủ phân tuyến điều trị, cách ly bệnh nhân, phòng lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, điều trị hiệu quả hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong.

- Trẻ từ 1-10 tuổi tại 4 huyện, thị xã có dịch sởi và nguy cơ cao bùng phát dịch sởi được tiêm bổ sung 01 mũi vắc xin Sởi - Rubella đạt tỷ lệ trên 95% ở quy mô xã, phường, thị trấn.

- Đảm bảo chất lượng, an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

- Nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tăng cường hoạt động Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người tại các địa phương. Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế, các địa phương triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.

- Huy động sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội; phát động và duy trì thường xuyên phong trào vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Tuyên truyền để người dân tham gia, hưởng ứng tiêm chủng chống dịch sởi tại các cơ sở y tế.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân tại các địa phương.

2. Công tác giám sát, xử lý ổ dịch

- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất sự lây lan.

- Rà soát, cập nhật hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh sởi; tổ chức tập hun cho cán bộ tham gia công tác giám sát, xử lý dịch cho cán bộ y tế các tuyến về hướng dẫn công tác giám sát và phòng chống bệnh sởi.

- Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý ổ dịch.

- Tổ chức khám, tư vấn, điều trị và cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế lây lan.

- Triển khai phun hóa chất khử trùng bề mặt toàn bộ lớp học, nơi làm việc, nơi ở, phòng bệnh, giường bệnh và các khu vực xung quanh có trường hợp mắc bệnh bng dung dịch sát khuẩn Chloramin B.

3. Công tác thu dung, điều trị

- Thực hiện tốt công tác phân luồng khám bệnh, phân tuyến điều trị, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, chống nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám chữa bệnh. Hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng, không để xảy ra tử vong do dịch bệnh.

- Thu dung bệnh nhân điều trị tại các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, chchuyển tuyến đối với các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn nhằm tránh tình trạng quá tải, giảm lây chéo trong bệnh viện.

[...]