ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 300/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THÀNH LẬP, CỦNG CỐ TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày
20/11/2012;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số
193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác
xã; số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013; số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/2018 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi; số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 về
tổ hợp tác;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư: số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã
và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã; số 07/2019/TT-BKHĐT ngày
08/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT
ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một
số điều của Luật thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 6458/QĐ-UBND
ngày 29/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển
khai Luật Thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 457/TTr-SNN ngày
09/12/2021 về việc ban hành Kế hoạch thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở
trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban
hành Kế hoạch thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn thành phố
Hà Nội như sau:
I. HIỆN TRẠNG QUẢN
LÝ THUỶ LỢI NHỎ, THUỶ LỢI NỘI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. Giai đoạn từ
năm 2009 đến 2016
1.1. Về quản lý công trình thủy lợi
nhỏ, thủy lợi nội đồng
- Ngày 02/3/2011, UBND Thành phố ban
hành Quyết định số 11/2011/QĐ- UBND về việc Quy định phân cấp quản lý nhà nước
một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011
-2015. Ngày 26/02/2014, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định phân cấp quản lý nhà nước một số
lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015
ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011
của UBND Thành phố. Theo đó, UBND cấp huyện quản lý hệ thống công trình thủy lợi độc lập (ngoài hệ thống thủy lợi do Thành phố quản lý);
hệ thống thủy lợi mà công trình đầu mối là: hồ chứa nước có dung tích nhỏ hơn 500.000 m3, hoặc có chiều cao đập dưới 12 m; đập dâng có
chiều cao đập dưới 10 m.
- Căn cứ Quyết định số
12/2014/QĐ-UBND ngày 26/2/2014, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số
5401/QĐ-UBND ngày 21/10/2014 về việc phê duyệt danh mục công trình thủy lợi được
phân cấp quản lý.
- Kết quả tổng hợp sau rà soát, báo
cáo của các quận, huyện, thị xã, số lượng công trình thủy lợi do cấp huyện quản
lý trong giai đoạn này là: 1.689 trạm bơm; 23.028 tuyến kênh, với tổng chiều
dài 13.104 km; 81 hồ chứa; 147 bai, đập dâng.
1.2. Về mô hình quản lý
Theo báo cáo của các quận, huyện, thị
xã trong giai đoạn này, các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được
giao cho 854 tổ chức quản lý gồm: 569 Hợp tác xã nông nghiệp (dịch vụ nông nghiệp)
quy mô thôn; 266 Hợp tác xã nông nghiệp (dịch vụ nông nghiệp) quy mô toàn xã;
10 tổ hợp tác làm nhiệm vụ thủy lợi và 09 UBND xã (gọi tắt là tổ chức thủy lợi
cơ sở).
Các tổ chức thủy lợi cơ sở chủ yếu hoạt
động theo mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực bao
gồm: Hội đồng quản trị (HĐQT) (01 Chủ tịch HĐQT kiêm Giám
đốc, 02 thành viên HĐQT trong đó từ 01 đến 02 thành viên kiêm Phó giám đốc);
Ban Kiểm soát (Trưởng Ban Kiểm soát và từ 01 đến 02 Kiểm soát viên); Tổ thủy
nông, thủy lợi (từ 03 đến 10 người/01 Hợp tác xã).
Nguồn thu của Hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp từ dịch vụ thủy lợi, cung ứng giống, hóa chất bảo vệ thực vật, v.v..,
trong đó nguồn thu từ dịch vụ thủy lợi chủ yếu là thủy lợi phí được cấp bù từ
ngân sách nhà nước và phí dịch vụ thủy lợi nội đồng do người dân đóng góp. Mặc
dù, với nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng giai đoạn này các tổ chức thủy lợi cơ sở
quản lý, vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cơ bản đảm bảo tưới
tiêu nước, góp phần rất lớn trong công tác phục vụ phát triển sản xuất nông
nghiệp của các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Giai đoạn từ
năm 2017 đến năm 2020
2.1. Về hoạt động bàn giao, quản lý
công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
- Ngày 19/9/2016, UBND Thành phố ban
hành Quyết định số 41/2016/QĐ- UBND quy định phân cấp quản lý nhà nước một số
lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó,
Thành phố thống nhất quản lý toàn bộ lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn Thành phố
(công trình đầu mối; hệ thống kênh mương và công trình trên kênh v.v..).
- Căn cứ Quyết định số 41
/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016, UBND Thành phố ban hành Quyết định số
1978/QĐ-UBND ngày 28/3/2017 phê duyệt danh mục công trình thủy lợi do Thành phố
đầu tư và quản lý sau đầu tư. Theo đó, các quận, huyện, thị xã bàn giao toàn bộ
công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng về các Công ty thủy lợi quản lý,
khai thác. Tuy nhiên, các Công ty thủy lợi không đủ nhân lực để quản lý, vận
hành. Vì vậy, hầu hết công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được các Công
ty thủy lợi ký kết hợp đồng thuê khoán các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, vận
hành (trừ thị xã Sơn Tây, huyện Đông Anh), số lượng công trình các tổ chức thủy
lợi cơ sở nhận quản lý, vận hành từ các công ty thủy lợi giai đoạn này gồm:
1.524 trạm bơm; 22.624 tuyến kênh, với tổng chiều dài 12.485 km; 79 hồ chứa;
112 bai, đập dâng.
2.2. Về mô hình quản lý
Theo báo cáo của các quận, huyện, thị
xã và các Công ty thủy lợi trong giai đoạn này các công trình thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng được giao cho 755 tổ chức quản lý, gồm: 455 Hợp tác xã nông nghiệp
(dịch vụ nông nghiệp) quy mô thôn; 281 Hợp tác xã nông nghiệp (dịch vụ nông
nghiệp) quy mô toàn xã; 10 tổ hợp tác làm nhiệm vụ thủy lợi và 09 UBND xã (gọi
tắt là tổ chức thủy lợi cơ sở).
Về cơ cấu, tổ chức hoạt động của các
tổ chức thủy lợi cơ sở giai đoạn này tương tự giai đoạn 2009 - 2016. Tuy nhiên,
nguồn thu từ hoạt động thủy lợi giai đoạn này chủ yếu là từ kinh phí nhận thuê
khoán của các công ty thủy lợi (không bao gồm chi phí tiền điện vận hành trạm
bơm). Giai đoạn này, việc thu phí dịch vụ thủy lợi nội đồng gần như không thực
hiện được do theo quy định của Luật Thủy lợi, chỉ các tổ chức thủy lợi cơ sở mới
được phép thu. Trong khi theo phân cấp tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND, các tổ
chức thủy lợi cơ sở không quản lý thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Vì vậy, nguồn
thu của các các tổ chức thủy lợi cơ sở hàu hết không đủ để đảm bảo cho hoạt động
dịch vụ thủy lợi. Đồng thời, các địa phương không được bố trí kinh phí hỗ trợ
công tác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng như giai đoạn trước đó (do công trình
thủy lợi giai đoạn này do Thành phố quản lý đầu tư và sau đầu tư) nên công
trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng nhiều nơi xuống cấp, kênh mương bị bồi lắng
không đảm bảo công tác phục vụ sản xuất. Cũng trong giai đoạn này, một số địa
phương xuất hiện tình trạng các tổ chức thủy lợi cơ sở bị giải thể do không có
nguồn thu, không còn nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp (huyện Thanh Trì 03 tổ chức,
quận Long Biên 03 tổ chức).
3. Giai đoạn từ
ngày 01/01/2021:
3.1. Về hoạt động bàn giao, quản lý
công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
- Ngày 24/9/2020, UBND Thành phố ban
hành Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội
trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND
ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố (sau đây gọi tắt là Quyết định số
23/2020/QĐ-UBND). Theo đó, Thành phố quản lý công trình thủy lợi lớn và vừa,
công trình thủy lợi phục vụ cho 02 xã trở lên, công trình thủy lợi nhỏ gắn với
công trình thủy lợi do Thành phố quản lý; công trình thủy lợi do tổ chức, cá
nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý; cấp huyện
quản lý các công trình thủy lợi còn lại và hệ thống thủy lợi nội đồng.
- Ngày 29/12/2020, UBND Thành phố ban
hành văn bản số 5912/UBND- KT về việc thực hiện tạm bàn giao công trình thủy lợi
phân cấp quản lý theo Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND. Theo đó, UBND Thành phố chấp
thuận đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT, thực hiện phân cấp quản lý công trình
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho cấp huyện quản lý bắt đầu từ ngày
01/01/2021.
- Ngày 12/4/2021, UBND Thành phố ban
hành Quyết định số 1679/QĐ- UBND về việc phê duyệt danh mục công trình thủy lợi
phân cấp quản lý. Theo Quyết định nêu trên, UBND cấp huyện quản lý 1.390 trạm
bơm; 31.676 tuyến kênh, với tổng chiều dài 15.695 km; 82 hồ chứa; 402 bai, đập
dâng. Đến nay, công tác bàn giao công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giữa
các Công ty thủy lợi và các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành. Theo báo cáo của
các quận, huyện, thị xã thì số lượng thực tế các công trình nhận bàn giao gồm:
1.358 trạm bơm; 29.330 tuyến kênh, với tổng chiều dài 12.088 km; 88 hồ chứa;
289 bai, đập dâng.
3.2. Về mô hình quản lý
Theo báo cáo của các quận, huyện, thị
xã giai đoạn hiện tại các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được giao
cho 755 tổ chức, gồm: 455 Hợp tác xã nông nghiệp (dịch vụ nông nghiệp) quy mô
thôn; 281 Hợp tác xã nông nghiệp (dịch vụ nông nghiệp) quy mô toàn xã; 10 tổ hợp
tác làm nhiệm vụ thủy lợi và 09 UBND xã (gọi tắt là tổ chức thủy lợi cơ sở).
4. Nhu cầu củng cố,
thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở
Theo báo cáo tổng hợp của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu củng cố, thành lập tổ chức thủy lợi cơ
sở cụ thể như sau:
- Số lượng tổ chức thủy lợi cơ sở phải
củng cố: 746/755 tổ chức.
- Số lượng tổ chức thủy lợi cơ sở cần
thành lập mới: 09 tổ chức (huyện Quốc Oai 02, huyện Ứng Hòa 03, huyện Thanh Oai
01 và thị xã Sơn Tây 03). Nguyên nhân: các địa phương này hiện đang giao UBND cấp
xã quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng do chưa thành lập tổ chức
thủy lợi cơ sở.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI
1. Quan điểm
a) Quản lý, khai thác công trình thủy
lợi
- Quản lý thống nhất theo hệ thống
công trình thủy lợi, từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng;
phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất
lượng nước phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế.
- Quản lý, khai thác công trình thủy
lợi phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các bên
có liên quan.
- Đối với công trình thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng do tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác hoặc lựa chọn
tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác.
- Loại hình tổ
chức, phương thức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
do đa số người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của tổ chức thủy lợi cơ sở
quyết định.
- Phát huy vai trò của hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp đang hoạt động khai thác công trình thủy lợi tại địa phương.
b) Loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở
- Loại hình hợp tác xã: Được thành lập
theo Luật Hợp tác xã; có thể thực hiện các dịch vụ tổng hợp phục vụ sản xuất
nông nghiệp, trong đó có dịch vụ thủy lợi. Loại hình hợp tác xã thành lập với
quy mô toàn xã hoặc liên xã, có thể thực hiện đa dịch vụ phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Phù hợp cho các địa phương có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp
theo hướng tập trung, bộ máy quản lý có năng lực quản lý công trình thủy lợi
cũng như năng lực về quản lý tài chính.
- Loại hình tổ hợp tác: Được thành lập
do các hộ sử dụng nước thỏa thuận hợp đồng hợp tác, cùng đóng góp tài sản, công
sức để thực hiện quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Loại hình tổ hợp tác có quy
mô là cấp thôn và liên thôn để có tổ chức bộ máy gọn nhẹ, giảm chi phí quản lý;
dễ dàng đáp ứng yêu cầu của toàn bộ người sử dụng nước là
thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở. Tổ hợp tác phù hợp với các tổ chức thủy
lợi cơ sở chỉ thực hiện dịch vụ thủy lợi, không có khả năng thực hiện đa dịch vụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
c) Thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi
cơ sở
- Tổ chức thủy lợi cơ sở được thành lập mới trong trường hợp: (i) Các địa phương chưa có tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy
lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, hiện do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm
thay nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở; (ii) Công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi
nội đồng mới được xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có tổ chức
thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác; (iii) Thay cho các ban quản lý thủy nông,
ban thủy lợi xã hoạt động với hình thức lãnh đạo, cán bộ xã kiêm nhiệm.
- Tổ chức thủy lợi cơ sở được củng
cố trong trường hợp: (i) Tổ chức thủy lợi cơ sở hiện
có hoạt động dịch vụ thủy lợi hiệu quả thấp, chưa đáp ứng quy định về năng lực
theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày
14/5/2018 của Chính phủ; (ii) Tổ chức thủy lợi cơ sở chưa có quy chế hoạt động
dịch vụ thủy lợi hoặc đã có quy chế hoạt động dịch vụ thủy lợi nhưng chưa đáp ứng
được yêu cầu; (iii) Tổ chức, bộ máy của tổ chức thủy lợi cơ sở chưa phù hợp;
(iv) Chưa đáp ứng yêu cầu toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là
thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở; (v) Tổ chức thủy lợi cơ sở có khả năng mở
rộng thêm các hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dịch vụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
2. Mục
đích
- Xác định cụ thể nội dung công việc,
thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực
hiện các nhiệm vụ trong thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở quy định tại
Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
- Xây dựng trình tự thành lập, củng cố
tổ chức thủy lợi cơ sở nhằm giúp các địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện thống
nhất.
3. Yêu cầu
- Đảm bảo thống nhất trình tự, thủ tục
theo đúng hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo của Ủy
ban nhân dân Thành phố trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thành lập,
củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở.
- Xác định nội dung công việc phải gắn
với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan quản lý nhà
nước, chính quyền các cấp, bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.
- Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên,
hiệu quả giữa các Sở, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.
- Thường xuyên, kịp thời kiểm tra,
đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh
trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ, hiệu quả của việc triển
khai thực hiện Kế hoạch thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi
cơ sở.
4. Phạm vi
Thực hiện trên địa bàn các xã, phường,
thị trấn có quản lý hệ thống công trình thủy lợi, hệ thống thủy lợi nội đồng phục
vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát nước cho khu vực nông thôn
và đô thị trừ vùng nội thị trên địa bàn Thành phố.
III. NỘI DUNG
1. Hướng dẫn
thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở
- Nội dung: Xây dựng hướng dẫn các địa
phương thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội;
UBND các huyện, quận, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Quý I/2022.
2. Thành lập, củng
cố tổ chức thủy lợi cơ sở
- Nội dung: Rà soát tổ chức thủy lợi
cơ sở hiện có, chưa có; đề xuất loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở cần thành lập,
củng cố.
- Cơ quan, đơn vị chủ trì: Ủy ban
nhân dân các huyện, quận, thị xã chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn thực hiện.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Liên minh
Hợp tác xã thành phố Hà Nội; các Công ty Thủy lợi.
- Thời gian thực hiện: Trong năm
2022.
- Kinh phí thực hiện:
+ Nguồn vốn của các tổ chức thủy lợi
cơ sở.
+ Kinh phí do thành viên tổ chức thủy
lợi cơ sở đóng góp.
+ Ngân sách địa phương hỗ trợ trực tiếp
cho tổ chức thủy lợi cơ sở.
3. Xây dựng kế
hoạch tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng
- Nội dung: Rà soát năng lực của các tổ chức thủy lợi cơ sở hiện có; đề xuất kế hoạch tập huấn,
đào tạo, bồi dưỡng.
- Cơ quan, đơn vị chủ trì: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Ủy ban
nhân dân các huyện, quận, thị xã; Sở Tài chính; các Công ty Thủy lợi.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2022.
4. Tổng hợp,
báo cáo kết quả
- Nội dung: Tổng hợp, báo cáo kết quả
thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn cấp huyện và toàn Thành
phố.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Ủy ban
nhân dân các huyện, quận, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Ủy ban nhân
dân các huyện, quận, thị xã tổng hợp, gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trước ngày 15/12/2022; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện Kế hoạch trước ngày
31/12/2022.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị, địa phương hướng dẫn thành lập, củng cố tổ chức thủy
lợi cơ sở.
- Theo dõi, đôn đốc các địa phương tổ
chức triển khai Kế hoạch đúng tiến độ; tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Các Sở, ngành
có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Ủy ban nhân dân
các huyện, quận, thị xã
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thực hiện
rà soát, tổ chức triển khai thực hiện thành lập, củng cố tổ
chức thủy lợi cơ sở theo đúng các nội dung của Kế hoạch và hướng dẫn của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Rà soát năng lực của các tổ chức thủy
lợi cơ sở; xây dựng, đề xuất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo năng lực của
các tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thành lập,
củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Tổng cục Thủy lợi;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT UBND TP: Nguyễn Mạnh Quyền, Hà Minh Hải;
- Các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Liên minh Hợp
tác xã Thành phố;
- UBND các quận: Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên;
- UBND các huyện và thị xã Sơn Tây;
- Các công ty thủy lợi: Hà Nội, Sông Nhuệ, Sông Đáy, Sông Tích;
- VPUB: CVP, các PCVP, KT, TH, TKBT;
- Chi cục Thủy lợi Hà Nội;
- Lưu: VT, SNN, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|