Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2012 cải cách hành chính tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2015

Số hiệu 30/KH-UBND
Ngày ban hành 04/05/2012
Ngày có hiệu lực 04/05/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Sinh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/KH-UBND

Thái Bình, ngày 04 tháng 05 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh giai đoạn 2012-2015 như sau:

I. MỤC TIÊU

- Hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính, về cơ chế chính sách thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh;

- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, đảm bảo tính công bằng, hiệu quả, công khai, minh bạch; xóa bỏ các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà cho tổ chức và công dân;

- Tổ chức bộ máy cơ quan hành chính các cấp tiếp tục được rà soát, sắp xếp, kiện toàn theo quy định của Trung ương ngày càng phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước tại địa phương, đảm bảo tinh gọn, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được xây dựng theo hướng hiện đại ở cấp huyện;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phấn đấu đến năm 2015 cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đạt chuẩn hóa yêu cầu chuyên môn; có số lượng, cơ cấu hp lý, có phẩm chất, năng lực và trình độ, tính chuyên nghiệp cao, phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh;

- Hoàn thiện cơ chế tài chính thích hp cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các đơn vị được cải cách và triển khai trên diện rộng;

- Nền hành chính hiện đại hóa một bước rõ nét, các cơ quan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cu quản lý nhà nước; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước.

Trọng tâm cải cách hành chính tỉnh giai đoạn 2012-2015 là: Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước.

II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH

1. Cải cách thể chế

1.1. Bsung, sửa đổi các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình.

1.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản, đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản hướng dẫn chuyên ngành:

- Thực hiện đúng quy trình xây dựng, ban hành văn bản, nâng cao tính pháp lý, hiệu lực, tránh chồng chéo của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính;

- Tăng cường năng lực các cơ quan hành chính trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tình trạng lợi ích nhóm trong việc soạn thảo, ban hành văn bản làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội.

1.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân trong việc lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

1.4. Xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản về tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo chỉ đạo của Trung ương.

Tập trung ban hành các văn bản quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

1.5. Thực hiện thường xuyên kế hoạch rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý, phát hiện, những văn bản chồng chéo, bất hợp lý, hết hiệu lực để sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mi phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm tính khả thi cao.

2. Cải cách thủ tục hành chính

2.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính và các quy định liên quan không còn phù hp, đảm bảo đơn giản hóa thành phần hồ sơ, quy trình giải quyết thủ tục hành chính:

- Công khai minh bạch các thủ tục hành chính, trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, mẫu đơn, mẫu tờ khai, phí, lệ phí, yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử và các hình thức công khai khác;

- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục cản trở việc đầu tư của các chủ dự án vào tỉnh, cản trở hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư;

- Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế, tài chính, hải quan, y tế, giáo dục, xuất khẩu, nhập khẩu, khoa học, công nghệ, lao động Thương binh và Xã hội, xuất nhập cảnh, tư pháp hộ tịch...

2.2. Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp, trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước và sự phối hợp giải quyết thủ tục hành chính giữa các cấp, các ngành.

2.3. Tăng cường việc kiểm soát thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành:

[...]