Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu 292/KH-UBND
Ngày ban hành 15/12/2016
Ngày có hiệu lực 15/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 292/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 15 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

Thực hiện Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 1464), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 1464 với nội dung cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH

Trong những năm qua, công tác phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới được triển khai khá đồng bộ và hiệu quả. Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đã có tác động rất lớn đến sự thay đổi về kiến thức phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; người dân đã ý thức hơn trong việc giữ gìn giá trị tốt đẹp của gia đình; tình hình bạo lực xảy ra có xu hướng giảm, không xảy ra vụ bạo lực gia đình mang tính chất nghiêm trọng.

Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền về các lĩnh vực bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới có triển khai phổ biến nhưng chưa sâu rộng, một bộ phận người dân vẫn còn mang nặng tư tưởng phân biệt giới. Nhận thức của người dân, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực gia đình còn hạn chế như: tự ti, mặc cảm số phận, chưa cố gắng vượt qua hoàn cảnh của mình nên không có điều kiện tiếp cận các tổ chức đoàn thể hay chưa tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ ở địa phương. Vì vậy, công tác thông tin, tuyên truyền cũng như nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới là một trong những yếu tố trọng tâm nhằm giúp hạn chế tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.

II. MỤC TIÊU

1. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, can thiệp và hỗ trợ kịp thời nhằm ngăn ngừa bạo lực xảy ra và có cơ hội cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc. Phấn đấu đến năm 2020 đạt các mục tiêu sau:

- Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, chú trọng nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới;

- Phấn đấu 100% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời;

- Ít nhất có 50% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp;

2. Tầm nhìn đến năm 2030: Từng bước hoàn thiện và thực hiện cơ chế, chính sách về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật, đảm bảo hệ thống dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh hướng tới môi trường an toàn, bình đẳng, không bạo lực.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt đối với các địa phương có tình trạng bạo lực trên cơ sở giới xảy ra nhiều hoặc có nguy cơ cao.

IV. NHIỆM VỤ

1. Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về chính sách pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội

a) Chỉ tiêu

- Có 100% cấp ủy, chính quyền, các ngành và đoàn thể các cấp hiểu biết những kiến thức cơ bản về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội.

- Phấn đấu 90% người dân được phổ biến kiến thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội.

- Có 100% các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực học đường.

Tầm nhìn đến năm 2030, để đảm bảo hệ thống dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cần phải hình thành mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên nòng cốt từ tỉnh đến cơ sở.

b) Các nội dung hoạt động

- Triển khai chiến dịch truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú trong “Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”; hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái 25/11; “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình” hàng năm.

- Triển khai các hình thức truyền thông về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với từng nhóm đối tượng của Đề án theo tình hình thực tế của địa phương.

- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên để truyền tải thông điệp về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới.

- Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng ngừa bạo lực trên môi trường mạng, ép phụ nữ kết hôn với người nước ngoài vì lý do kinh tế và phân biệt đối xử vì lý do giới tính.

2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

a) Chỉ tiêu

[...]