Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 678/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án "Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số hiệu 678/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2017
Ngày có hiệu lực 28/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Mai Thức
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 678/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 28 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ.

Thực hin Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án như sau:

I. MỤC TIÊU:

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, chú trọng nhóm có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới.

Phấn đấu đến năm 2020:

- 100% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, hỗ trợ và được can thiệp kịp thời.

- 80% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp.

- 100% các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở gii, bạo lực học đường.

- 100% cán bộ theo dõi công tác bình đẳng giới các đơn vị, địa phương, đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng được tập huấn nâng cao kiến thức, knăng về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Tầm nhìn đến năm 2030: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ trợ giúp nhm phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hướng tới môi trường an toàn, bình đng, không bạo lực; hình thành mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên nòng cốt từ tỉnh đến cơ sở.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI:

Cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên các ngành, địa phương có tình trạng bạo lực trên cơ sở giới xảy ra nhiều hoặc có nguy cơ cao tình trạng bạo lực gii.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về chính sách pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội.

- Trin khai chiến dịch truyền thông với các hình thức phong phú, đa dạng trong Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng, chng bạo lực trên cơ sở giới(15/11-15/12); hưởng ứng Ngày Quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trem gái (25/11); “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6).

- Triển khai các hình thức truyền thông về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với từng nhóm đối tượng (trong trường học, doanh nghiệp, cộng đồng khu dân cư...), theo từng vùng, miền (ưu tiên tuyên truyền tại vùng miền núi, bãi ngang ven biển...) thông qua các hoạt động như sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, mít tinh, tọa đàm, giao lưu - đi thoại...

- Xây dựng quy ước thôn, bn; mạng lưới người ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới...

- Sản xuất, nhân bản các sản phẩm truyền thông về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới như tờ rơi, sổ tay, băng rôn, panô...

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (xây dựng chuyên trang, chuyên mục).

2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý Nhà nước, người cung cấp dịch vụ và đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Tổ chức triển khai các tiêu chí về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; thành phố an toàn và thân thiện với phụ nvà trẻ em gái; trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh cộng đồng...

- Khảo sát, thu thập sliệu, cơ sở dữ liệu về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, kết quả thực hiện hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tham khảo, học tập kinh nghiệm một số mô hình hiệu quả trong việc thực hiện phòng ngừa và ng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Sơ kết, tng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.

3. Triển khai các hoạt động phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới

[...]