Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 171/KH-UBND
Ngày ban hành 30/03/2017
Ngày có hiệu lực 30/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Minh Thông
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 171/KH-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 03 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI GIAI ĐOẠN 2017-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tnh, nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án “Phòng ngừa và ng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" được phê duyệt tại Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Yêu cầu

Xác định được cụ thnội dung công việc, tiến độ, trách nhiệm chủ trì và phối hợp thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện nhằm đảm bảo tính liên tục, liên kết giữa các nhiệm vụ, hoạt động thuộc Đề án.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở gii được phát hiện, can thiệp và hỗ trợ kịp thời nhằm ngăn ngừa bạo lực xảy ra và có cơ hi ci thiện nâng cao chất lượng sống, môi trưng học tập và làm việc.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền các cấp các ngành và cng đng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, chú trọng nhóm có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ bị tn thương do bạo lực trên cơ sở giới;

- 100% nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở gii được phát hiện sẽ được hỗ trợ và can thiệp kịp thời;

- 85% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện sẽ được tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp;

- 100% nạn nhân bị buôn bán trở về được phát hiện sẽ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng

- 100% các trường Trung học trên địa bàn tỉnh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới bạo lực học đường;

- 100% cán bộ theo dõi công tác bình đẳng giới các đơn vị, địa phương đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

3. Tầm nhìn đến năm 2030:

Trên cơ sở các cơ chế, chính sách về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường thực thi pháp luật và đảm bảo hệ thống dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh nhằm hướng tới môi trường an toàn, bình đẳng, không bạo lực; hình thành mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên nòng cốt từ tỉnh đến cơ sở.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên các ngành, vùng, địa phương có tình trạng bạo lực trên cơ sở giới xảy ra nhiều hoặc có nguy cơ cao.

2. Phạm vi:

Trên địa bàn toàn tỉnh.

IV. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:

1. Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về chính sách, pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội:

a) Hàng năm, triển khai chiến dịch truyền thông với các hình thc đa dạng phong phú:

[...]