Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2023 phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024

Số hiệu 292/KH-UBND
Ngày ban hành 24/11/2023
Ngày có hiệu lực 24/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Khước
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 292/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 24 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2024

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật trên cạn; Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT và Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Văn bản số 5824/NN-TY ngày 22/8/2023 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024; Văn bản số 6060/BNN-TY ngày 31/8/2023 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025;

Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 3045/SNN&PTNT-CNTY ngày 16/11/2023 và thống nhất của Lãnh đạo UBND tỉnh tại phiếu xin ý kiến số 30419. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản, góp phần phát triển sản xuất chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe con người. UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2024, trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động phòng, chống hiệu quả các dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Xử lý kịp thời ổ dịch khi mới phát sinh, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản của tỉnh, sản xuất chăn nuôi phát triển, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

2. Yêu cầu

- Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và sự vào cuộc tích cực của người dân.

- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Thú y, UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & PTNT.

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản đảm bảo kịp thời, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư.

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH

1. Đối với gia súc, gia cầm

1.1. Khi chưa có dịch xảy ra

a) Tuyên truyền, tập huấn

- Thông tin tuyên truyền: Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh... các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước, UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chăn nuôi và thú y từ tỉnh đến cơ sở về giám sát, phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và xử lý gia súc, gia cầm, thủy sản mắc bệnh. Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học và phòng, chống dịch bệnh; các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cho người chăn nuôi.

- Soạn thảo, in tờ rơi tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh.

b) Giám sát dịch bệnh

- Giám sát lâm sàng: Thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh động vật đến cơ sở chăn nuôi. Khi phát hiện gia súc, gia cầm ốm, chết nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải khai báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan Chăn nuôi và Thú y gần nhất để xử lý kịp thời.

- Thu thập mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm: Thực hiện giám sát định kỳ sự lưu hành vi rút Cúm gia cầm, giám sát sau tiêm phòng vắc xin Cúm để đánh giá hiệu quả của công tác tiêm phòng. Thường xuyên thu thập mẫu bệnh phẩm đối với các bệnh khác (nếu có), xét nghiệm nhằm phát hiện kịp thời dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản.

c) Tiêm phòng vắc xin

- Đối tượng, loại vắc xin:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ