Kế hoạch 07/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 07/KH-UBND
Ngày ban hành 18/01/2023
Ngày có hiệu lực 18/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Bình Định, ngày 18 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Phần I

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2022

I. Tình hình dịch bệnh động vật

1. Tình hình dịch bệnh động vật trên cạn

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh động vật vẫn thường xuyên xảy ra tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước (bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 53 tỉnh; bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò xảy ra tại 16 tỉnh; bệnh Lở mồm long móng (LMLM) gia súc tại 8 tỉnh và Cúm gia cầm tại 22 tỉnh); các tỉnh gần kề với Bình Định vẫn thường xảy ra dịch. Tuy nhiên, được sự quan tỉnh chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự chủ động trong công tác tham mưu và phối hợp các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tổ chức tốt các đợt tiêm phòng vaccine phòng bệnh gia súc, gia cầm và tăng cường giám sát, cảnh báo dịch bệnh; nhờ đó, tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát. Cụ thể như sau:

- Bệnh LMLM gia súc và Tai xanh lợn: Tiếp tục duy trì khống chế, không xảy ra dịch bệnh trong năm 2021 và năm 2022.

- Đối với bệnh Cúm gia cầm: Bệnh đã xảy ra trên đàn chim Trĩ của 1 hộ nuôi tại xã Canh Hiển, huyện Vân Canh vào tháng 5/2022 (sau 8 năm không xảy ra dịch Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh; chim Trĩ không thuộc đối tượng tiêm phòng). Tổng số gia cầm đã tiêu hủy là 1.500 con chim Trĩ và 200 con vịt Xiêm. Tình hình dịch bệnh nhanh chóng được khống chế, không lây lan các hộ xung quanh.

- Đối với bệnh VDNC trên trâu, bò: Đầu năm 2022, bệnh xảy ra cục bộ tại 09 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số trâu , bò mắc bệnh là 587 con; trong đó: Số con đã khỏi bệnh là 514 con, số con chết là 73 con (chủ yếu là bê con chưa được tiêm phòng). Tình hình dịch bệnh đã được khống chế.

- Đối với bệnh DTLCP: Bệnh xảy ra cục bộ tại 4 xã của 03 huyện, thành phố với số lợn mắc bệnh và xử lý là 149 con. Tình hình dịch bệnh đã được khống chế.

- Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh:

+ Dịch bệnh xảy ra chủ yếu trên gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng. Bệnh VDNC chủ yếu xảy ra trên gia súc còn non, chưa được tiêm phòng hoặc bê được sinh ra từ những con mẹ chưa được tiêm phòng trong năm 2021. Bệnh Cúm gia cầm xảy ra trên đối tượng vật nuôi mới không thuộc đối tượng tiêm phòng vaccine (chim Trĩ). Bệnh DTLCP chưa tiêm phòng đại trà.

+ Diễn biến thời tiết bất thường tác động đến khả năng sinh trưởng, phát triển, sức đề kháng của đàn vật nuôi, kết hợp với vật nuôi chưa được chú trọng chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh.

+ Các loại mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vẫn còn tồn tại trong môi trường.

2. Tình hình dịch bệnh thủy sản:

- Tổng diện tích ao nuôi tôm bị bệnh là 44,24 ha; chủ yếu là bệnh do môi trường sau mưa lũ (40 ha) và diện tích bệnh do tác nhân gây bệnh 4,24 ha. Tình hình dịch bệnh thủy sản tiếp tục khống chế.

- Nguyên nhân:

+ Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ nước tăng cao; kết hợp, xuất hiện các cơn mưa trái mùa, làm thay đổi đột ngột nhiệt độ nước gây nên hiện tượng phân tầng của nước. Thêm vào đó, nước mưa cuốn trôi các chất thải của các hoạt động: Nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt dân cư vào nguồn nước nuôi trồng thủy sản làm biến đổi nhanh các chỉ số môi trường nước, dễ bùng phát dịch bệnh.

+ Nhiệt độ tăng cao thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong ao nuôi làm cho môi trường bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh và nhanh chóng tàn lụi ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nuôi, gây cho động vật thủy sản nuôi dễ bị sốc, sức khỏe yếu kết hợp với chất lượng môi trường suy giảm cũng gây hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt.

+ Khi tôm bị bệnh người nuôi chậm báo cáo với cơ quan chức năng mà tự điều trị theo kinh nghiệm, đến khi tôm chết nhiều (40-70%/ao nuôi) mới báo cáo dịch bệnh.

II. Một số tồn tại và nguyên nhân

1. Một số tồn tại:

- Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn còn xảy ra cục bộ ở một số địa phương trong tỉnh. Dịch bệnh DTLCP cơ bản được khống chế, tuy nhiên vẫn còn xảy ra một số ổ dịch nhỏ lẻ, do mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường, chưa tiêm phòng đại trà và người chăn nuôi thiếu thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Trong năm cũng xảy ra dịch bệnh Cúm gia cầm trên đối tượng nuôi mới là chim trĩ không thuộc đối tượng tiêm phòng Cúm gia cầm.

- Công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh chưa được phát huy, chưa được chính quyền các địa phương quan tâm tuyên truyền, vận động, khuyến khích hỗ trợ. Công tác tiêm phòng vaccine Cúm gia cầm còn gặp khó khăn trên đối tượng gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ. Công tác tiêm phòng vaccine VDNC trâu, bò đạt tỷ lệ chưa cao do người chăn nuôi không đối ứng kinh phí mua vaccine tiêm phòng, nhất là các huyện miền Núi.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai phòng chống dịch bệnh, quản lý chăn nuôi ở một số địa phương chưa thực sự quyết liệt như hoạt động kiểm soát tái đàn, quản lý, kiểm soát giết mổ tại các hộ giết mổ nhỏ lẻ của chính quyền cấp xã; công tác xử lý các trường hợp cố tình không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, tiêm phòng vaccine chưa được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật.

2. Nguyên nhân tồn tại:

- Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, quản lý chăn nuôi ở một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả, thiếu chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chăn nuôi, thú y.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ