Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 288/KH-UBND năm 2021 truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số hiệu 288/KH-UBND
Ngày ban hành 05/07/2021
Ngày có hiệu lực 05/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Giàng Thị Dung
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 288/KH-UBND

Lào Cai, ngày 05 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Thực hiện văn bản số 703/LĐTBXH-TCGDNN ngày 16/3/2021 của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề; Công văn số 492/TCGDNN-VP ngày 26/3/2021 của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp về việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp; UBND tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Nâng cao nhận thức của người dân, xã hội, doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp; lợi ích của giáo dục nghề nghiệp đối với việc học nghề, lập nghiệp.

- Tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) vào học giáo dục nghề nghiệp, góp phần tích cực định hướng phân luồng học sinh sau trung học vào học nghề theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.

- Thúc đẩy công tác tuyển sinh, hướng nghiệp, giải quyết việc làm, lập nghiệp, khởi nghiệp.

- Thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động đào tạo, tuyển dụng và sử dụng người học giáo dục nghề nghiệp.

2. Yêu cầu:

- Công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp được tổ chức sâu rộng, toàn diện, bằng nhiều hình thức, phù hợp với nội dung và đối tượng, đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông, trong đó chú trọng tới các ấn phẩm, video clip,… giới thiệu về nghề, quảng bá hình ảnh nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp; truyền thông bám sát nội dung, yêu cầu chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Đổi mới hình thức, áp dụng mô hình truyền thông mới, có hiệu quả trong thực tiễn; hướng công tác truyền thông đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trên địa bàn cơ sở đang hoạt động, tập trung chú trọng đến các bậc phụ huynh học sinh và các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và doanh nghiệp.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động truyền thông; đổi mới hình thức, áp dụng mô hình truyền thông mới, có hiệu quả trong thực tiễn; hướng công tác truyền thông đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trên địa bàn tỉnh; tập trung chú trọng đến các bậc phụ huynh học sinh và các em học sinh THCS, THPT.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Tập trung xây dựng, phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống nền tảng số; không gian công cộng; các điểm văn hóa, du lịch, công viên, phương tiện giao thông công cộng…. nhằm nâng cao nhận thức, thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội, doanh nghiệp và cải thiện hình ảnh giáo dục nghề nghiệp, góp phần mở rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ công tác tuyển sinh, hướng nghiệp, lập nghiệp, khởi nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể:

- 100% chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được truyền tải tới người lao động qua nhiều hình thức như: đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng (Cổng thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, báo giấy, báo điện tử, mạng internet, Đài Phát thanh - Truyền hình….); tuyên truyền trực tiếp hoặc qua các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông ….

- Hàng năm huy động 20 - 30 doanh nghiệp có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tuyển sinh, đào tạo, đánh giá tới tuyển dụng và việc làm nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong xu thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

- Hàng năm xây dựng ít nhất 30 sản phẩm truyền thông về giáo dục nghề nghiệp (tin, bài viết, ảnh, phóng sự,…) được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phản ánh kịp thời về các sự kiện, hoạt động về giáo dục nghề nghiệp đảm bảo nhanh, chính xác và đầy đủ; từ 3 - 5 loại ấn phẩm truyền thông về giáo dục nghề nghiệp và các hoạt động có lồng ghép về giáo dục nghề nghiệp (tờ rơi, áp phích, sách tư vấn hướng nghiệp, học nghề, lập nghiệp, ….) và phổ biến rộng rãi ít nhất cho trên 10.000 lượt người được tiếp cận các thông tin về giáo dục nghề nghiệp.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi phối hợp thực hiện:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và đào tạo; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động trên địa bàn; các cơ quan chủ quản các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

b) Các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh; Báo Lào Cai; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

c) Các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội liên quan như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh,…

d) Các cơ quan thông tấn, báo chí đóng trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả hệ thống Đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở).

đ) Các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp tổ chức đào tạo và hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác đào tạo - tuyển dụng - sử dụng lao động ...

2. Đối tượng truyền thông:

[...]