Kế hoạch 2430/KH-UBND năm 2021 truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 2430/KH-UBND
Ngày ban hành 06/07/2021
Ngày có hiệu lực 06/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Đức Hòa
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2430/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 06 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Thực hiện Quyết định số 534/QĐ-LĐTBXH ngày 07/5/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tập trung xây dựng, phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống nền tảng số; không gian công cộng; các điểm văn hóa, du lịch, công viên, phương tiện giao thông công cộng... ứng dụng công nghệ thông tin để truyền tải đầy đủ, kịp thời đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân và toàn xã hội; lan tỏa sâu rộng hình ảnh, giá trị giáo dục nghề nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội; nâng cao nhận thức người dân, xã hội, doanh nghiệp và cải thiện hình ảnh giáo dục nghề nghiệp; thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội, doanh nghiệp góp phần mở rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ công tác tuyển sinh, hướng nghiệp, lập nghiệp, khởi nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tất cả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Huy động các doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ tuyển sinh, đào tạo, đánh giá tới tuyển dụng và việc làm nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Hằng năm có các sản phẩm truyền thông (tin, bài, ảnh, phóng sự...) và ấn phẩm truyền thông được số hóa (tờ rơi, sách giới thiệu về học nghề - lập nghiệp, cẩm nang chọn nghề - chọn trường...; các video clip giới thiệu, mô tả, định hướng nghề nghiệp...) được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, bám sát và kịp thời phản ánh về các sự kiện, chương trình, hoạt động của giáo dục nghề nghiệp đảm bảo nhanh, chính xác, đầy đủ.

II. YÊU CẦU

1. Quán triệt đầy đủ và cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, phổ biến đến người dân và xã hội; bám sát nội dung, yêu cầu của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Tổ chức rộng rãi, bằng nhiều hình thức hoạt động, phù hợp với từng nội dung và đối tượng, đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; có sự tham gia, phối hợp của các Sở, ban, ngành, cơ quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương, các công ty tổ chức sự kiện, tư vấn, xây dựng nội dung truyền thông và các doanh nghiệp...

3. Đổi mới hình thức, áp dụng mô hình truyền thông mới, có hiệu quả trong thực tiễn; hướng công tác truyền thông đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trên địa bàn cơ sở đang hoạt động, tập trung chú trọng đến các bậc phụ huynh học sinh và các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và doanh nghiệp.

4. Đảm bảo thông tin, tuyên truyền được triển khai sâu rộng, toàn diện và tăng cường được nguồn lực thực hiện công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp.

5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động truyền thông.

6. Nhà nước đảm bảo nguồn lực cần thiết cho công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện xã hội hóa công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp.

III. ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN

1. Người học tiềm năng: Học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và gia đình; lao động nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ công an, nghĩa vụ quân sự...

2. Người học: Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đại học...

3. Doanh nghiệp, người sử dụng lao động: Các doanh nghiệp FDI, người sử dụng lao động, doanh nghiệp trong nền kinh tế.

4. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các Sở, ban, ngành; cơ quan chủ quản của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế có hợp tác về giáo dục nghề nghiệp, đang hợp tác, đầu tư các chương trình; dự án phát triển kinh tế - xã hội.

6. Người dân và các đối tượng khác.

IV. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

Xác định rõ nhiệm vụ chính trị của giáo dục nghề nghiệp là một nội dung trọng tâm trong khâu đột phá chiến lược về phát triển nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Công tác truyền thông tập trung truyền tải về nội dung: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lan tỏa các thông điệp của giáo dục nghề nghiệp: “Đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”; giáo dục nghề nghiệp: “Thực học, thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai”; “Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp”,...

1. Nâng cao nhận thức

[...]