Kế hoạch 2845/KH-UBND thực hiện Dự án 2 đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024

Số hiệu 2845/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2024
Ngày có hiệu lực 22/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Anh Tuấn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2845/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 22 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN DỰ ÁN 2 VỀ ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2024

Căn cứ Kế hoạch số 7275/KH-UBND ngày 25/10/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Dự án 2 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Kế hoạch số 1736/KH-UBND ngày 13/3/2024 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 2 - Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các dự án đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.

b) Trên cơ sở Kế hoạch này, các Sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch năm 2024, phân bổ vốn, bố trí vốn đối ứng (đối với cấp huyện) và tổ chức triển khai thực hiện Dự án 2 kịp thời, đồng bộ, hiệu quả theo các nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu đề ra của Dự án 2 và của Chương trình theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2873/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch số 1736/KH-UBND ngày 13/3/2024 về triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024 của UBND tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Đảm bảo kịp thời, đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ của Dự án 2 quy định tại khoản 2 Mục III Chương trình ban hành Kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương và quy định của HĐND tỉnh tại Nghị quyết số 22/2022/NQ- HĐND ngày 20/7/2022, Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 14/10/2022, Nghị quyết số 15/2023/NQ-HĐND ngày 22/9/2023.

b) Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh và các địa phương (cấp huyện, cấp xã), khả năng tham gia của các đối tượng và cơ quan quản lý dự án[1] trong thực hiện Chương trình. Quá trình thực hiện phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch.

c) Tăng cường lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình MTQG: Xây dựng nông thôn mới, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các chương trình, dự án, chính sách, hoạt động khác đang triển khai trên cùng một địa bàn để thực hiện, đạt các mục tiêu của dự án và mục tiêu của Chương trình theo quy định tại Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh và các văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.

d) Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch và các họat động, dự án, chính sách về giảm nghèo.

II. PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Thời gian thực hiện: Năm 2024; trong đó, thời gian hỗ trợ để thực hiện hoạt động phát triển sản xuất từ nguồn vốn Dự án 2 theo chu kỳ sản xuất hoặc theo thời hạn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025[2].

3. Đối tượng hỗ trợ thực hiện dự án

a) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Các dự án phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia dự án là đối tượng hỗ trợ của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia dự án là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

b) Hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo; mô hình, dự án giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực hiện.

c) Tạo điều kiện thuận lợi để người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn được tham gia thực hiện mô hình, dự án giảm nghèo.

III. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Nội dung hỗ trợ thực hiện dự án

a) Xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.

b) Tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm.

c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất; trong đó, ưu tiên sử dụng giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa, dịch vụ khác do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án.

d) Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh.

đ) Tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.

* Nội dung mức hỗ trợ và trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất của Dự án 2 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được thực hiện theo quy định của HĐND tỉnh tại Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 14/10/2022, Nghị quyết số 15/2023/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 và Quyết định số 2272/QĐ-UBND ngày 20/10/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 và Nghị quyết số 15/2023/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 của HĐND tỉnh.

[...]