Kế hoạch 278/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về Chuyển đổi số của tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của ngành Công Thương

Số hiệu 278/KH-UBND
Ngày ban hành 27/12/2022
Ngày có hiệu lực 27/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Thị Hoàng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 278/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 27 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TU NGÀY 28/3/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Căn cứ Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 05/8/2022 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 09/9/2022 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Công văn số 6756/SCT-KH ngày 21/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số của tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của ngành Công Thương, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Cụ thể hóa việc triển khai thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch s177/KH-UBND ngày 05/8/2022 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

b) Tập trung đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số các lĩnh vực ngành Công Thương được phân công theo dõi, quản lý, góp phần nâng cao chỉ sNăng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân (SIPAS), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index).

2. Mục tiêu cụ th

2.1. Mục tiêu đến năm 2025

a) Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- 100% dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- Trên 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) thông qua việc ứng dụng chữ ký s đđảm bảo an toàn, an ninh thông tin và tính xác thực.

- 100% các hệ thống thông tin của ngành Công Thương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua các Nn tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP).

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về công nghiệp - thương mại để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Bộ Công Thương, UBND tỉnh được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo tỉnh và kết nối, tích hp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia.

- 50% hoạt động kiểm tra của ngành được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý trong tỉnh và Trung ương.

- Thực hiện số hóa toàn bộ kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Tỷ trọng kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại, năng lượng đạt tối thiểu 10%.

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%.

2.2. Mc tiêu đến năm 2030

a) Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ của ngành Công Thương đạt trên 90%; trên 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính ngành Công Thương.

- 100% hồ sơ công việc của Sở Công Thương được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) thông qua việc ứng dụng chữ ký số để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và tính xác thực.

b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại, năng lượng đạt tối thiểu 20%.

[...]