Kế hoạch 276/KH-UBND năm 2021 triển khai chỉ đạo điểm thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 276/KH-UBND
Ngày ban hành 14/05/2021
Ngày có hiệu lực 14/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Hồng Vinh
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 276/KH-UBND

Nghệ An, ngày 14 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO ĐIỂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Kế hoạch số 156/KH-BCĐ ngày 14/4/2021 của Ban chỉ đạo 138/CP về chỉ đạo điểm thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch chỉ đạo điểm thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng; Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 162/KH-BCĐ ngày 31/3/2021 của Ban Chỉ đạo 138/CP về công tác phòng, chống mua bán người năm 2021; các Kế hoạch của UBND tỉnh Nghệ An: số 173/KH-UBND ngày 05/4/2021 về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; số 52/KH-UBND ngày 25/01/2021 về triển khai chỉ đạo điểm thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Nghệ An; huy động các cấp, các ngành cùng tham gia vào công tác phòng, chống mua bán người. Trên cơ sở chỉ đạo điểm tại các địa phương, tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và chỉ đạo nhân rộng.

2. Triển khai đồng bộ, quyết liệt, thường xuyên, liên tục các nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt là những vấn đề trọng tâm, đột phá, giải quyết triệt để những tồn tại, khâu yếu nhằm tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống mua bán người; không để hình thành các đường dây, băng nhóm tội phạm mua bán người hoạt động trên các tuyến, địa bàn.

3. Tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Địa bàn thực hiện chỉ đạo điểm

Trên cơ sở tổng kết Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 và thực trạng tình hình, kết quả phòng, chống mua bán người tại các địa phương, xác định, lựa chọn chỉ đạo thực hiện điểm công tác phòng, chống mua bán người tại một số địa bàn tỉnh (sau khi có các nội dung phối hợp cụ thể của Tòa án nhân dân tối cao - đơn vị được giao chủ trì chỉ đạo điểm tại Nghệ An, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có văn bản thông báo cụ thể).

2. Nội dung thực hiện chỉ đạo điểm

a) Tổ chức rà soát, nắm tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người toàn tỉnh; kết quả công tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020, xác định rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, những vấn đề trọng tâm, đột phá trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán người, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ đạo điểm đối với từng địa phương, huy động các cấp, các ngành tham gia thực hiện.

b) Tổ chức các hoạt động, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức cảnh giác của người dân trong công tác phòng, chống mua bán người; nghiên cứu ứng dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

c) Thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân; các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hoà nhập cộng đồng, thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới, tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người nước ngoài vào Việt Nam để lao động.

d) Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người và các loại tội phạm có liên quan góp phần bảo đảm an ninh trật tự. Phân công trách nhiệm, xây dựng thực hiện cơ chế phối hợp cụ thể giữa các lực lượng trực tiếp và lực lượng phối hợp tham gia phòng, chống mua bán người.

đ) Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; thống nhất xác định các vụ án trọng điểm, vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ án được dư luận xã hội quan tâm đưa ra xét xử kịp thời, đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trong tình hình hiện nay.

e) Tổ chức rà soát đánh giá hiệu quả hoạt động các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống mua bán người; chủ động thanh loại các mô hình hoạt động không hiệu quả; phổ biến, nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

g) Rà soát, đánh giá chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người, đề xuất sửa đổi, bổ sung bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp thực tiễn. Rà soát hoạt động, điều kiện hoạt động của các cơ sở hỗ trợ nạn nhân, đề xuất giải quyết những vấn đề bất cập về cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.

h) Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam đã ký kết. Phối hợp trao đổi thông tin, tình hình phòng, chống mua bán người với các địa phương giáp ranh của Trung Quốc, Lào, Campuchia.

i) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác liên ngành phòng, chống mua bán người, đặc biệt chú trọng đến các địa bàn chỉ đạo thực hiện điểm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian và lộ trình thực hiện

a) Thời gian thực hiện: Tháng 5/2021 đến tháng 6/2022.

b) Lộ trình cụ thể

- Tháng 5/2021: Phối hợp với đơn vị chủ trì (Tòa án nhân dân tối cao) tổ chức khảo sát, xây dựng kế hoạch chi tiết chỉ đạo.

- Quý II/2021: Tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai đến cán bộ chủ chốt, địa bàn trọng điểm của địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người (sau khi có chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 138/CP).

- Tháng 11/2021: Tổ chức Hội nghị sơ kết chỉ đạo điểm;

- Tháng 6/2022: Tổ chức Hội nghị tổng kết chỉ đạo điểm;

[...]