Kế hoạch 2745/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 2745/KH-UBND
Ngày ban hành 01/08/2024
Ngày có hiệu lực 01/08/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2745/KH-UBND

Kon Tum, ngày 01 tháng 8 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI HIỆP ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH TỄ VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT (SPS) CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ CAM KẾT SPS TRONG KHUÔN KHỔ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 534/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, như sau[1]:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Triển khai, thực hiện nhiệm về quản lý an toàn thực phẩm, giám sát dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi/trồng trọt; kiểm dịch động vật/thực vật, sản phẩm động vật/thực vật trên địa bàn tỉnh phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu theo đúng quy định của pháp luật và các nội dung có liên quan tại Quyết định số 534/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó góp phần nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc thực thi các nghĩa vụ đối với Hiệp định SPS của WTO và các Hiệp định thương mại tự do trong thương mại nông, lâm, thủy sản và thực phẩm đảm bảo hài hòa các quy định trong nước và quốc tế.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động vật/thực vật trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo vệ sức khỏe con người, an toàn dịch bệnh trên động vật/cây trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và gia tăng giá trị, năng lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2025

- 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật/thực vật nội địa được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ;

- Kiện toàn đầu mối hỏi đáp các quy định SPS của thị trường theo phân cấp, chức năng nhiệm vụ khi được cấp trên phân công.

b) Định hướng đến năm 2030

- Đẩy mạnh kết nối thông tin tương tác giữa hợp tác xã, doanh nghiệp, hội, cơ quan quản lý đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, chăn nuôi - thú y, trồng trọt - bảo vệ thực vật và kiểm dịch động vật, thực vật nội địa trên địa bàn tỉnh Kon Tum và hệ thống SPS của Việt Nam.

- 100% công chức quản lý an toàn thực phẩm; kiểm dịch động vật/thực vật, sản phẩm động vật/thực vật được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

II. NHIỆM VỤ, PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về SPS

Nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực thực thi SPS cho công chức làm công tác an toàn thực phẩm, thú y, kiểm dịch động, thực vật, sản phẩm động, thực vật và các đối tượng liên quan bằng cách cử công chức tham gia đầy đủ các hội nghị, hội thảo, tập huấn, cập nhật các quy định SPS, các quy định pháp luật có liên quan;

Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật cho các chủ thể tham gia chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm (cán bộ quản lý, hợp tác xã, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, cơ quan truyền thông, nông dân, nhà phân phối, người tiêu dùng ) bằng cách tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các cơ quan, tổ chức hội các quy định về SPS của thị trường nhập khẩu, tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định về SPS trong việc mở cửa thị trường.

Khai thác, chia sẻ thông tin và hướng dẫn về đáp ứng các biện pháp SPS theo từng nhóm thị trường đối với mặt hàng là động, thực vật, sản phẩm động, thực vật của tỉnh Kon Tum xuất khẩu theo nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế (theo lĩnh vực quản lý).

- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở Công Thương, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm (từ năm 2025 đến 2030).

2. Đào tạo nguồn nhân lực

Tham gia đào tạo, kiện toàn nguồn nhân lực về: Kiểm nghiệm, kiểm chứng an toàn thực phẩm; kiểm dịch động, thực vật và sản phẩm động, thực vật; giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm; điều tra truy xuất nguồn gốc và xử lý sự cố về an toàn thực phẩm;

Tổ chức tập huấn năng lực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hội, hiệp hội về quản lý giám sát trong các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, bao gói, ghi nhãn mác nông sản thực phẩm đáp ứng các quy định về SPS của thị trường xuất khẩu.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế (theo lĩnh vực quản lý).

- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Liên minh Hợp tác xã; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

[...]