Kế hoạch 149/KH-UBND năm 2020 thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 149/KH-UBND
Ngày ban hành 01/09/2020
Ngày có hiệu lực 01/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 01 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 06/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch thực hiện EVFTA trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Quán triệt, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các hiệp hội, làng nghề, hợp tác xã, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, hộ kinh doanh,… về tầm quan trọng, những cơ hội và thách thức trong thực thi EVFTA đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung theo Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, trong đó tập trung cụ thể hóa, tuyên truyền, triển khai có hiệu quả các nội dung EVFTA đến hệ thống các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trên địa bàn tỉnh theo lĩnh vực của các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố phụ trách, phù hợp theo lộ trình áp dụng và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả khai thác EVFTA mang lại để mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ngành hàng có thế mạnh của tỉnh khai thác thị trường liên minh châu Âu (EU).

II. YÊU CẦU

1. Công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện và thành phố, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp và người dân.

2. Thường xuyên rà soát, bảo đảm thực thi nghiêm túc các nội dung theo Kế hoạch, hướng dẫn, định hướng của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương phù hợp với nguồn lực của tỉnh; đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi EVFTA cũng như chủ trương, chính sách trên địa bàn tỉnh.

III. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về EVFTA và thị trường của các nước EU

a) Tăng cường phổ biến về EVFTA cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như: nông dân, cơ quan quản lý, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện và thành phố, các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phát thanh, truyền hình, các lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả EVFTA.

b) Chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như: đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, nông lâm nghiệp, lao động, môi trường,... các quy định về cam kết của EVFTA theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể, bảo đảm các doanh nghiệp cũng như các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thực thi được đầy đủ và hiệu quả.

c) Thiết lập cơ quan đầu mối thông tin về EVFTA trên địa bàn tỉnh, kịp thời phối hợp các cơ quan liên quan cập nhật, nắm bắt thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước từ Bộ Công Thương và các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư liên quan đến EVFTA để thông tin đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân nắm bắt có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

d) Phối hợp, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư, phát triển quan hệ thương mại, thu hút đầu tư từ các nước EU vào những lĩnh vực trọng điểm của tỉnh; tiếp tục xây dựng và quảng bá hình ảnh của tỉnh Lạng Sơn trong các hoạt động giao lưu, kết nối ngoại giao hữu nghị với địa phương các nước EU.

đ) Nêu cao vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các hội doanh nghiệp, thông qua Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh để nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong triển khai thực hiện EVFTA.

2. Công tác tham gia xây dựng pháp luật, thể chế

a) Triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các chính sách cũng như hướng dẫn của Trung ương trong việc triển khai thực hiện những quy định có liên quan của Việt Nam khi tham gia EVFTA.

b) Tham gia ý kiến hiệu quả, đầy đủ trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật khi được các cơ quan Trung ương đề nghị; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới đảm bảo phù hợp với EVFTA và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

c) Trên cơ sở kiện toàn, củng cố các cơ quan phụ trách việc thực thi EVFTA tại các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước tại Trung ương, các Sở, ban, ngành kịp thời tham mưu đề xuất UBND tỉnh phân công đầu mối phụ trách tại tỉnh để phối hợp chặt chẽ với cơ quan đầu mối quốc gia đảm bảo việc thực thi được hiệu quả và đầy đủ EVFTA.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

a) Khảo sát, đánh giá, định lượng về tác động của thực thi EVFTA sau đại dịch COVID-19 đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh cũng như trong từng lĩnh vực, ngành hàng cụ thể để có các giải pháp tận dụng thời cơ của EVFTA mang lại.

b) Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi EVFTA. Tận dụng các lợi thế của tỉnh trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, thương mại biên giới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

c) Đẩy mạnh việc đào tạo nghề nâng cao chất lượng và thu hút nguồn nhân lực, gắn kết đào tạo với việc làm tại doanh nghiệp; hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất; khuyến khích các doanh nghiệp tỉnh tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; phối hợp xây dựng, hoàn thiện và đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật (tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ, bảo vệ môi trường,...) phù hợp với các cam kết quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, sản phẩm của tỉnh và bảo vệ người tiêu dùng.

d) Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, xây dựng các cơ chế khuyến khích, định hướng, mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên kết với doanh nghiệp của tỉnh góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

đ) Tập trung cơ cấu lại công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường.

e) Xây dựng các chương trình nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội từ EVFTA mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu (cung cấp thông tin về thị hiếu, dư địa, cam kết của EU, thông tin thị trường và khả năng sản xuất trong nước,...) đến từng mặt hàng mà tỉnh có thế mạnh để xác định rõ những mặt hàng có lợi, đề xuất biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn, khai thông thị trường khi đã có ưu đãi thuế quan.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ