Kế hoạch 2121/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Số hiệu 2121/KH-UBND
Ngày ban hành 16/07/2024
Ngày có hiệu lực 16/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Trần Văn Chiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2121/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 16 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI HIỆP ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH TỄ VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG, THỰC VẬT (SPS) CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ CAM KẾT SPS TRONG KHUÔN KHỔ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO” ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

Thực hiện Quyết định số 534/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”;

Căn cứ Kế hoạch số 2384/KH-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

Căn cứ Kế hoạch số 2826/KH-UBND ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2025.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn bệnh dịch động vật, thực vật nông, lâm, thủy sản nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và sức khỏe động, thực vật trên địa bàn tỉnh; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và gia tăng giá trị, năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2025

- 100% cán bộ quản lý ATTP và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

- Phấn đấu 80% các mặt hàng lưu thông trên thị trường tuân thủ các biện pháp SPS.

- Có cơ quan chủ trì làm đầu mối hỏi đáp các quy định SPS của thị trường.

- Kết nối với Cổng thông tin quốc gia về SPS nhằm kịp thời chia sẻ thông tin về các biện pháp SPS của thị trường giữa hợp tác xã, doanh nghiệp; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh với hệ thống SPS của Việt Nam.

- Xử lý kịp thời các vấn đề có liên quan đến biện pháp SPS.

2.2. Định hướng đến năm 2030

Thực hiện, khai thác tốt hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối thông tin tương tác giữa hợp tác xã, doanh nghiệp; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh với hệ thống SPS của Việt Nam.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

a) Nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về SPS

- Nâng cao nhận thức về ATTP và an toàn dịch bệnh động, thực vật nông, lâm, thủy sản cho các chủ thể tham gia chuỗi sản xuất.

- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm, kiểm dịch và các đối tượng liên quan (cán bộ quản lý, HTX, doanh nghiệp, nhà phân phối, người tiêu dùng).

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu có liên quan đến việc áp dụng biện pháp SPS theo từng nhóm thị trường.

- Khai thác cơ sở dữ liệu, sử dụng và chia sẻ thông tin về các biện pháp SPS theo nhóm mặt hàng, theo từng thị trường.

b) Tăng cường năng lực phân tích và đánh giá rủi ro đối với các mối nguy mất ATTP, sinh vật gây hại và dịch bệnh

- Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực, cán bộ quản lý, kỹ thuật, thanh tra, kiểm tra về ATTP và an toàn dịch bệnh động, thực vật.

- Triển khai thực hiện các biện pháp SPS theo hướng dẫn. Có biện pháp xử lý và giảm thiểu tác động của việc xâm nhiễm và bùng phát dịch bệnh từ các giống cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm sinh học được sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi.

[...]