Kế hoạch 2600/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 2600/KH-UBND
Ngày ban hành 25/09/2017
Ngày có hiệu lực 25/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Trần Thị Nga
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2600/KH-UBND

Kon Tum, ngày 25 tháng 09 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MÙ LÒA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 CỦA TỈNH KON TUM, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. KẾT QUẢ PHÒNG, CHỐNG MÙ LÒA TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2016

1. Mạng lưới phòng chống mù lòa tỉnh Kon Tum

1.1. Tuyến tỉnh:

- Ban Chỉ đạo Chương trình Phòng chống mù lòa và Nhóm hành động thị giác 2020 cấp tỉnh do Sở Y tế tỉnh Kon Tum thành lập vào ngày 02/6/2008 và duy trì hoạt động đến nay1.

- Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum có quy mô 30 giường bệnh, với 03 bác sĩ (02 bác sỹ chuyên khoa 1 và 01 bác sĩ định hướng mắt), 01 điều dưỡng chuyên khoa mắt, 04 điều dưỡng đa khoa; khoa mắt Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội 02 bác sỹ (01 bác sỹ chuyên khoa 1 và 01 bác sỹ đa khoa định hướng chuyên khoa mắt), 02 y sỹ, 02 điều dưỡng.

1.2. Tuyến huyện: Mỗi Trung tâm Y tế huyện, thành phố có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác phòng chống mù lòa (trong đó, có 02 bác sỹ của Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà và thành phố Kon Tum, 01 điều dưỡng của Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei, còn lại chuyên trách mắt các Trung tâm khác đều là y sỹ).

1.3. Tuyến xã: Phân công 01 nhân viên y tế phụ trách chương trình phòng chống mù lòa đã qua đào tạo về chăm sóc mắt ban đầu.

2. Trang thiết bị chuyên khoa mắt: Trang thiết bị chuyên ngành mắt được cung ứng cơ bản phục vụ cho hoạt động. Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có những thiết bị kỹ thuật cao như: Hệ thống phẫu thuật Phaco, Laser YAG, máy siêu âm A - B, siêu âm A, siêu âm B, máy khúc xạ tự động, kính hiển vi phẫu thuật... Khoa mắt Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội có các trang thiết bị cơ bản như máy siêu âm A, đèn khe, nhãn kế, kính hiển vi phẫu thuật, máy soi bóng đồng tử... nhưng chưa triển khai phẫu thuật tại đơn vị do không có giường bệnh. Mỗi Trung tâm Y tế các huyện được trang bị 01 hộp thử kính. 102 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có 1 bộ dụng cụ chăm sóc mắt ban đầu.

3. Kết quả triển khai công tác phòng chống mù lòa tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016

3.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu:

TT

Nội dung

ĐVT

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng cộng

1

Số lượt người khám mắt ở cơ sở y tế

lượt

6.443

7.489

8.226

7.555

7.789

8.769

46.271

2

Số lượt người khám mắt tại cộng đồng

lượt

451

431

651

435

241

357

2.566

3

Số điều trị ngoại trú

lượt

5.791

6.802

7.707

6.907

7.133

8.161

42.501

4

Số điều trị nội trú tại bệnh viện

lượt

652

687

519

648

656

608

3.770

5

Phẫu thuật đục thủy tinh thể

người

352

421

508

418

165

498

2.362

6

Tật khúc xạ học đường

 

Số trường học triển khai

trường

10

26

8

38

0

0

82

 

Học sinh được khám sàng lọc tật khúc xạ

học sinh

7.047

15.057

2.722

17.292

0

0

42.118

 

Học sinh được cấp kính miễn phí

cái

743

1.102

78

751

0

0

2.596

 

Cấp kính cho thầy cô giáo

cái

0

57

0

152

0

0

209

3.2. Triển khai hoạt động phẫu thuật đục thủy tinh thể: Từ năm 2011 đến nay, được sự hỗ trợ của Bệnh viện Mắt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh, các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài tỉnh hỗ trợ về chuyên môn, nhân lực, một phần kinh phí để phẫu thuật cho bệnh nhân nghèo bị đục thủy tinh thể. Cụ thể đã triển khai 6 đợt khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí đục thủy tinh thể cho người cao tuổi (năm 2015 không triển khai mô phẫu thuật đục thủy tinh thể ngoài cộng đồng do không được hỗ trợ về kinh phí của Bệnh viện Mắt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh).

- Triển khai tật khúc xạ học đường: Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp triển khai thành công Dự án ChildSight - Chăm sóc tật khúc xạ học đường do Tổ chức HelenKeller International (HKI) tài trợ tại tỉnh Kon Tum từ năm 2011 đến 2014. Thông qua Dự án, các em học sinh trên địa bàn tỉnh được cấp miễn phí những cặp kính có chất lượng, giúp các em học sinh, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo có thêm nhận thức trong việc phòng tránh tật khúc xạ học đường. Năm 2015 và năm 2016, không triển khai tật khúc xạ học đường vì không có nguồn kinh phí.

- Các hoạt động khác: Hàng năm tổ chức 2 đợt khám, cấp phát thuốc, truyền thông các bệnh về mắt nhân Tuần lễ Glaucoma thế giới, Ngày Thị giác thế giới...; Từ năm 2010 đến nay tổ chức được 17 lớp tập huấn Chăm sóc mắt ban đầu cho chuyên trách mắt tuyến huyện, xã với tổng số học viên được tập huấn 277 học viên.

4. Khó khăn và thách thức

4.1. Tình hình bệnh về mắt: Đục thủy tinh thể và tật khúc xạ là 02 nguyên nhân gây mù và giảm thị lực, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng, là những bệnh có thể phòng và điều trị được. Ngoài ra, còn có nhiều bệnh tật mới gây mù xuất hiện và có xu hướng ngày càng tăng như: Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non, bệnh tăng nhãn áp và bệnh lý võng mạc ở người lớn do đái tháo đường, cao huyết áp,...

4.2. Nguồn nhân lực: Nhân lực ở tất cả các tuyến đã được củng cố và tăng cường nhưng mới chỉ đáp ứng được những nhiệm vụ cơ bản, vẫn còn thiếu cán bộ chuyên môn sâu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong giai đoạn mới; cán bộ chuyên trách làm công tác phòng chống mù lòa tuyến cơ sở (huyện và xã) thường xuyên thay đổi, kiêm nhiệm nhiều chương trình.

4.3. Nguồn kinh phí: Kinh phí cho hoạt động phòng, chống mù lòa chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí địa phương chi cho hoạt động truyền thông, đào tạo tập huấn và giám sát hỗ trợ cho tuyến cơ sở. Một số hoạt động chuyên môn như tật khúc xạ học đường, mổ đục thủy tinh thể, khám và theo dõi bệnh về mắt cho bệnh nhân đái tháo đường,... không được triển khai hoặc triển khai không thường xuyên.

4.4. Cơ sở vt chất, trang thiết bị: Khoa mắt Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội thiếu trang thiết bị nên các hoạt động mổ đục thủy tinh thể không thể triển khai; Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trang thiết bị còn lạc hậu nên ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống mù lòa trên địa bàn tỉnh.

II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MÙ LÒA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 CỦA TỈNH KON TUM, GIAI ĐOẠN 2017-2020

1. Cơ Sở xây dựng kế hoạch

1.1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Khám, chữa bệnh ngày 23/11/2009;

- Quyết định số 2560/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 09/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025.

1.2. Tình hình mù lòa trên thế giới và Việt Nam:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ