Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2018 về phòng chống mù lòa trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 212/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2018
Ngày có hiệu lực 25/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Văn Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/KH-UBND

Điện Biên, ngày 25 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 2560/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nhằm giảm tỷ lệ mù lòa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sng nhân dân, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch phòng chống mù lòa trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

Tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt (gọi chung là phòng chng mù lòa), giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa có thể phòng chống được, phn đu nhằm loại tr các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về mục tiêu thị giác 2020.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Đến năm 2020

- Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 16 người trên 1.000 dân.

- Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 2,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phu thuật thay thủy tinh thở người mù do đục thủy tinh th lên trên 80%.

- Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mt đạt trên 45%.

- Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và chỉnh tật khúc xạ đạt trên 70%.

2. Đến năm 2030

- Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,0 người trên 1.000 dân, trong đó: Giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người trên 1.000 dân;

- Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 95%;

- Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75%;

- Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống mù lòa cấp tỉnh, huyện

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống mù lòa cấp tỉnh, huyện để thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng chống mù lòa trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác phòng chống mù lòa.

- Xây dựng và Ban hành quy chế phối hợp giữa chuyên ngành mắt với các chuyên ngành liên quan trong việc chăm sóc mắt như: Nội tiết, Nhi, ngành Giáo dục, Hội Người cao tuổi, các đơn vị y tế trong tỉnh.

- Ban chỉ đạo phòng chống mù lòa tỉnh duy trì họp giao ban định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần để đánh giá tiến độ hoạt động phòng chống mù lòa trên địa bàn tỉnh, kịp thời đề ra các giải pháp để chỉ đạo và đề xuất với tỉnh và Bộ Y tế những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác phòng chống mù lòa.

2. Củng cố, kiện toàn hệ thống chăm sóc mắt ở các tuyến

Nâng cao chất lượng và kỹ năng cho các cơ sở chăm sóc mắt tại tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến cơ sở nhằm cải thiện phạm vi, chất lượng và tính bền vững của các dịch vụ chăm sóc mt.

2.1. Bệnh viện tỉnh, cơ sở y tế hệ dự phòng tuyến tỉnh

- Phát triển một số kỹ thuật chuyên sâu để nâng cao chất lượng khám, chữa các bệnh về mắt trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo cán bộ chuyên sâu ở một số lĩnh vực như: Phẫu thuật phaco, bệnh glôcôm, bệnh võng mạc đái tháo đường, tật khúc xạ, chuyên khoa mắt trem, bệnh kết giác mạc...

[...]