Quyết định 2560/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2560/QĐ-TTg
Ngày ban hành 31/12/2016
Ngày có hiệu lực 31/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2560/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược phòng chống mù lòa) với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt (sau đây được gọi chung là phòng chống mù lòa), giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa có th phòng chng được, phấn đấu nhằm loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân, đặc biệt hàng triệu người mù quyền được nhìn như khuyến cáo của Tchức Y tế thế giới về mục tiêu thị giác 2020.

2. Đến năm 2020:

a) Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,5 người trên 1.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 16 người trên 1.000 dân;

b) Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 2,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 80%;

c) Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 45%;

d) Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 70%.

3. Đến năm 2030

a) Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,0 người trên 1.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người t50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người trên 1.000 dân;

b) Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 95%;

c) Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mt đạt trên 75%;

d) Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về công tác phòng chống mù lòa và ảnh hưởng của mù lòa đối với sức khỏe, đi với khả năng lao động và sự phát trin kinh tế xã hội của đất nước.

2. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phòng chống mù lòa

a) Nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nưc tham gia vào công tác phòng chống mù lòa;

b) Hoàn thiện, bổ sung cơ chế phối hợp liên ngành giữa ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo trong chương trình chăm sóc sức khỏe học đường; giữa ngành y tế và ngành lao động, thương binh xã hội trong thực hiện chăm sóc mắt cho người mù và người khuyết tật;

c) Xây dựng hệ thống văn bản quy định về bảo đảm chất lượng và quản lý, giám sát hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt, dịch vụ kính chỉnh tật khúc xạ;

d) Xây dựng các quy định chuẩn hóa thiết bị thiết yếu, thuốc, vật tư y tế sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa mắt phù hợp với các tuyến.

[...]