Kế hoạch 257/KH-UBND năm 2021 về tăng cường phòng ngừa tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 257/KH-UBND
Ngày ban hành 03/03/2021
Ngày có hiệu lực 03/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Võ Ngọc Thành
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 257/KH-UBND

Gia Lai, ngày 03 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Thực hiện văn bản số 1676/TTg-NC, ngày 30/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa tội phạm giết người, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

2. Phân công cụ thể trách nhiệm, đảm bảo đồng bộ, thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong phòng ngừa tội phạm giết người.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; các Đề án được giao trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, gắn với các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa tội phạm giết người, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi trường ổn định, an toàn.

2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tội phạm giết người phù hợp từng đối tượng, địa bàn, tập trung số đối tượng có nguy cơ cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, gắn với công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm. Nâng cao trình độ dân trí, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động.

3. Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, tập trung giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân, nhất là mâu thuẫn tranh chấp đất đai, vay nợ, hôn nhân gia đình, dòng tộc, mâu thuẫn giữa thanh niên các làng đồng bào dân tộc thiểu số...; giải quyết kịp thời, triệt để khiếu nại, tố cáo không để phức tạp kéo dài, phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự. Tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa với xây dựng nông thôn mới, phát huy mặt tích cực của luật tục, các hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư; vận động, tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, “ma lai”, “thuốc thư”; xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, trường học và khu dân cư nhằm hạn chế, từng bước giải quyết, triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm giết người.

4. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng; xử lý trách nhiệm người đứng đầu ở những nơi không làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành án dân sự, giải quyết mâu thuẫn, hòa giải ở cơ sở để xảy ra tội phạm giết người.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an tỉnh

- Chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng, chú trọng phòng ngừa xã hội, phòng ngừa từ gia đình, từ cơ sở; tập trung phòng ngừa, ngăn chặn vào nhóm các hành vi bạo lực, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, nguyên nhân, điều kiện, trách nhiệm pháp lý và hậu quả, hệ lụy của tội phạm đối với gia đình, xã hội; hướng dẫn cách xử lý trong các tình huống bạo lực, tiềm ẩn bạo lực góp phần nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cho người dân.

- Nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý cư trú, quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, tập trung đấu tranh, triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp. Tổ chức tuần tra, kiểm soát tại các tuyến, địa bàn trọng điểm; duy trì chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm xử lý nhanh, giải quyết kịp thời, triệt để các hành vi bạo lực, côn đồ.

Tăng cường năng lực cho lực lượng Công an xã, phường, thị trấn nắm và giải quyết tình hình ngay từ cơ sở, sớm phát hiện các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân, nhất là tranh chấp đất đai, vay nợ, mâu thuẫn giữa các nhóm thanh, thiếu niên, liên quan “ma lai”, “thuốc thư”... để kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, hòa giải không để kéo dài, phát sinh phức tạp.

- Làm tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở, tập trung đối tượng có tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy tại cộng đồng, thanh thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật; chú trọng lập hồ sơ đưa người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, đưa đi cai nghiện bắt buộc; quản lý, thu hồi vũ khí, vật liệu n, công cụ hỗ trợ không để đối tượng sử dụng gây án.

- Tích cực mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tập trung đấu tranh, triệt phá các băng nhóm tội phạm manh động, nguy hiểm, nhất là liên quan hoạt động tín dụng đen”, đòi nợ thuê, bảo kê”, cưỡng đoạt tài sản...

- Làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án giết người, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm.

2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm giết người, nhất là do các mâu thuẫn trong đời sống xã hội ở khu vực biên giới theo chức năng, nhiệm vụ.

- Thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo”; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

3. Sở Tư pháp

- Tăng cường hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng các quy định của pháp luật về thương lượng, hòa giải, khởi kiện, khiếu nại, tố cáo, việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm giết người. Lựa chọn bình thức và nội dung phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật để người dân lựa chọn các hình thức giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, tham mưu, đxuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm góp phần hạn chế, khắc phục nguyên nhân của tội phạm giết người.

4. Cục Thi hành án dân sự

Chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự, bảo đảm ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật, nâng cao tỷ lệ thi hành án xong các quyết định thi hành án.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ