Công văn 1676/TTg-NC năm 2020 về tăng cường biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 1676/TTg-NC |
Ngày ban hành | 30/11/2020 |
Ngày có hiệu lực | 30/11/2020 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Trương Hòa Bình |
Lĩnh vực | Trách nhiệm hình sự,Văn hóa - Xã hội |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1676/TTg-NC
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi: |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm giết người diễn biến phức tạp, với tính chất, mức độ, hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Theo thống kê, từ năm 2015 đến nay, toàn quốc xảy ra gần 7.000 vụ án giết người, làm hơn 6.100 người chết, 2.300 người bị thương, trong đó nhiều vụ án giết người có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, với thủ đoạn dã man, tàn bạo gây bức xúc, lo lắng, bất an trong nhân dân. Các vụ giết người xảy ra chủ yếu do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân (chiếm trên 80%) và do côn đồ, băng nhóm tội phạm thanh toán nhau, “đâm thuê, chém mướn”, quẫn bách, lạc hậu, mê tín dị đoan...; đối tượng gây án đa dạng về thành phần, đa số phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự, gây khó khăn trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn. Đặc biệt, gần đây tình trạng giết người thân trong gia đình do mâu thuẫn (chiếm trên 18%), giết người do sử dụng ma túy, chất kích thích, mắc bệnh tâm thần có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do lối sống, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, dễ bị kích động dẫn đến các hành vi bạo lực, nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên với lối sống thực dụng, ích kỷ, coi thường pháp luật; giá trị nền tảng gia đình, dòng họ, hương ước chưa được coi trọng; các thông tin tiêu cực, văn hóa phẩm đồi trụy và trào lưu sai lệch, cổ súy hành vi côn đồ, bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là các quy định về giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình... chưa sâu rộng; công tác hòa giải ở cơ sở, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, chưa triệt để; các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường và mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở một số địa phương còn mang tính hình thức; công tác quản lý, giáo dục người nghiện ma túy còn nhiều bất cập, hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm giết người, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân, bảo đảm an ninh, trật tự, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thực hiện có hiệu quả các Đề án được giao trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, lồng ghép các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người với nội dung, nhiệm vụ của Đề án; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi trường ổn định, an toàn để xây dựng và phát triển đất nước.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, gắn với công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm. Nâng cao trình độ dân trí, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, giải quyết kịp thời, triệt để khiếu nại, tố cáo không để phức tạp kéo dài phát sinh thành "điểm nóng" về an ninh, trật tự.
c) Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, tập trung giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa với xây dựng nông thôn mới, các hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư; xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, trường học và khu dân cư nhằm hạn chế và loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm giết người.
d) Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng xử lý trách nhiệm người đứng đầu ở những nơi không làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành án dân sự, giải quyết mâu thuẫn, hòa giải ở cơ sở để xảy ra tội phạm giết người.
2. Bộ Công an
a) Thường trực, tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo 138/CP chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng, chú trọng phòng ngừa xã hội, phòng ngừa từ gia đình, từ cơ sở; tập trung phòng ngừa, ngăn chặn nhóm các hành vi bạo lực, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.
b) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, nguyên nhân, điều kiện, trách nhiệm pháp lý và các hậu quả, hệ lụy của tội phạm đối với gia đình, xã hội; hướng dẫn cách xử lý trong các tình huống bạo lực, tiềm ẩn bạo lực góp phần nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cho người dân.
c) Nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý cư trú, quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, tập trung đấu tranh, xóa bỏ các điểm, tụ điểm phức tạp. Tổ chức tuần tra, kiểm soát tại các tuyến, địa bàn trọng điểm; duy trì chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm xử lý nhanh, giải quyết kịp thời, triệt để các hành vi bạo lực, côn đồ.
Tăng cường năng lực cho lực lượng Công an xã, phường, thị trấn để chủ động nắm và giải quyết tình hình ngay từ cơ sở, sớm phát hiện các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, hòa giải không để kéo dài.
d) Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn dân cư, nhất là người có tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy tại cộng đồng; chú trọng lập hồ sơ đưa người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, đưa đi cai nghiện bắt buộc; quản lý, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không để đối tượng sử dụng gây án. Phối hợp đưa người mắc bệnh tâm thần vào các cơ sở điều trị, phối hợp quản lý chặt chẽ người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
đ) Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung đấu tranh, triệt phá các băng nhóm, tội phạm có tổ chức, nhất là băng nhóm nguy hiểm, có biểu hiện hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, “đâm thuê, chém mướn”, “bảo kê”, đòi nợ thuê, liên quan đến "tín dụng đen"...
e) Làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin bảo vệ tội phạm, nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án giết người, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm.
3. Bộ Quốc phòng
Triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm giết người, nhất là do các mâu thuẫn trong đời sống xã hội ở khu vực biên giới, biển, đảo và trong phạm vi thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng. Thực hiện có hiệu quả Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo"; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Bộ Tư pháp
a) Tăng cường hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các quy định của pháp luật về thương lượng, hòa giải, khởi kiện, khiếu nại, tố cáo, việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm giết người, chú trọng đổi mới hình thức và nội dung phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, vùng miền, từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật để người dân lựa chọn các hình thức giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp theo quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan góp phần hạn chế, khắc phục nguyên nhân của tội phạm giết người.
c) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự, bảo đảm ra quyết định thi hành án đúng quy định pháp luật, nâng cao tỷ lệ các quyết định thi hành án dân sự được chấp hành xong.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, chú trọng tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử lành mạnh cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người học tại các cơ sở giáo dục.
b) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự khu vực trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện sớm mâu thuẫn để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực học đường và các vi phạm pháp luật, tội phạm trong học sinh, sinh viên.
c) Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý học sinh, sinh viên không để tham gia các tệ nạn xã hội, tội phạm và các vi phạm pháp luật; đưa chương trình giáo dục phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội vào trường học.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch