Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2021 thực hiện Công văn 1676/TTg-NC về “tăng cường biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người”, trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Số hiệu 101/KH-UBND
Ngày ban hành 14/04/2021
Ngày có hiệu lực 14/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/KH-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG VĂN SỐ 1676/TTG-NC NGÀY 30/11/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Công văn số 1676/TTg-NC ngày 30/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người”, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ Thành phố đến địa phương và quần chúng nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng ngừa tội phạm giết người.

2. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, kiềm chế tội phạm giết người, đặc biệt là giết người do mâu thuẫn bột phát, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, do côn đồ, băng nhóm tội phạm thanh toán nhau, do sử dụng ma túy, chất kích thích, mắc bệnh tâm thần... góp phần bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân, ổn định dư luận xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.

3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở, các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, công tác quản lý, giáo dục người nghiện ma túy... bên cạnh việc ngăn chặn, xử lý các thông tin tiêu cực, trào lưu sai lệch, cổ súy hành vi côn đồ, bạo lực nhằm phòng ngừa tội phạm giết người. Tổ chức tốt công tác đấu tranh, xử lý các loại tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, góp phần răn đe, phòng ngừa chung.

4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp... xác định rõ nội dung công việc, trách nhiệm cụ thể đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết để đề ra các nội dung, biện pháp phù hợp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

II. ĐỐI TƯỢNG TẬP TRUNG PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH

Đối tượng có điều kiện, khả năng hoặc biểu hiện nghi vấn chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội giết người:

1. Đối tượng có tiền án, tiền sự về các tội giết người, cý gây thương tích... hiện không có việc làm ổn định.

2. Đối tượng hoạt động phạm tội có tổ chức, có biểu hiện côn đồ hung hãn, “đâm thuê, chém mướn”; đối tượng thực hiện hành vi giết người sau đó bỏ trốn, có hành vi che giấu tội phạm.

3. Đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp có biểu, hiện “ngáo đá”, hoang tưởng, đối tượng tâm thần có xu hướng bạo lực.

4. Đối tượng thường xuyên có biểu hiện hành vi bạo lực gia đình, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chưa được giải quyết dứt điểm.

III. MỘT SỐ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thực hiện có hiệu quả các Đề án được giao trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, lồng ghép các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người với nội dung, nhiệm vụ của Đề án; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi trường ổn định, an toàn góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, gắn với công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm. Nâng cao trình độ dân trí, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, giải quyết kịp thời, triệt để khiếu nại, tố cáo không để phức tạp kéo dài phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự.

3. Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, tập trung giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa với xây dựng nông thôn mới, các hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư; xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, trường học và khu dân cư nhằm hạn chế và loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm giết người.

4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự (quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ...); công tác đưa người mắc bệnh tâm thần vào các cơ sở điều trị, công tác lập hồ sơ quản lý, giáo dục đối tượng tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

5. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động trên không gian mạng, chủ động phát hiện các đối tượng, hội nhóm có biểu hiện xu hướng bạo lực, các mâu thuẫn trên không gian mạng có thể dẫn đến phạm tội giết người. Bên cạnh đó, phối hợp với đơn vị quản lý các ứng dụng mạng xã hội để rà soát những nội dung, từ ngữ có tính chất bạo lực, đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo về các vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn trên không gian mạng đối với giới trẻ - lứa tuổi có nhiều hành vi bộc phát và dành nhiều thời gian tương tác trên mạng Internet.

6. Tổ chức tt công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm; tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai tại các địa bàn phức tạp, kịp thời điều động lực lượng giải quyết các vụ việc gây rối trật tự công cộng, mâu thuẫn, xô xát không để xảy ra án mạng. Nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án giết người, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Đưa ra xét xử công khai, lưu động một số vụ án điểm để răn đe, phòng ngừa chung.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an thành phố Hà Nội

- Thường trực, tham mưu, đề xuất UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo 138/TP: chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng, chú trọng phòng ngừa xã hội, phòng ngừa từ gia đình, từ cơ sở; tập trung phòng ngừa, ngăn chặn nhóm các hành vi bạo lực, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người; thực hiện có hiệu quả Đề án “Phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quc gia” - Chiến lược Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Chỉ đạo Công an các đơn vị, quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, nguyên nhân, điều kiện, trách nhiệm pháp lý và các hậu quả, hệ lụy của tội phạm giết người đối với gia đình, xã hội; hướng dẫn cách xử lý trong các tình huống bạo lực, tiềm ẩn bạo lực góp phần nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cho người dân.

- Nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý cư trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, tập trung đấu tranh, xóa bỏ các điểm, tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự. Tổ chức tuần tra, kiểm soát tại các tuyến, địa bàn trọng điểm; duy trì chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm xử lý nhanh, giải quyết kịp thời, triệt để các hành vi bạo lực, côn đồ.

Tăng cường năng lực cho lực lượng Công an xã, thị trấn để chủ động nắm và giải quyết tình hình ngay từ cơ sở, sớm phát hiện các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, hòa giải không để kéo dài.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn dân cư, nhất là người có tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy tại cộng đồng; chú trọng lập hồ sơ đưa người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, đưa đi cai nghiện bắt buộc; quản lý, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không để đối tượng sử dụng gây án, Phối hợp đưa người mắc bệnh tâm thần vào các cơ sở điều trị, phối hợp quản lý chặt chẽ người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ