Kế hoạch 2563/KH-UBND năm 2019 về tổ chức đánh giá, công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2020

Số hiệu 2563/KH-UBND
Ngày ban hành 04/05/2019
Ngày có hiệu lực 04/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2563/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 04 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN VÀ XẾP HẠNG SẢN PHẨM OCOP TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2019-2020

Thực hiện Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức đánh giá, công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2020 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh) tham gia Chương trình OCOP đổi mới, sáng tạo, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm đảm bảo các quy định theo Bộ tiêu chí tạm thời về đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh Lâm Đồng. Từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình đảm bảo theo tiêu chuẩn trong nước và Quốc tế.

- Thông qua đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, khuyến khích và tạo động lực cho các tổ chức kinh tế khắc phục các tồn tại, hạn chế; tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm. Khích lệ phong trào thi đua khởi nghiệp dựa trên các lợi thế cạnh tranh của địa phương, xây dựng ý tưởng, nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. Góp phần triển khai thành công Chương trình mỗi xã một sản phẩm của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020.

2. Yêu cầu:

- UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức đánh giá tất cả sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP tại địa phương theo bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2019-2020. Các sản phẩm đã đánh giá tại cấp huyện có khả năng đạt 03 sao trở lên (trên 50 điểm) tiếp tục gửi hồ sơ và sản phẩm đánh giá, xếp hạng và cấp chứng nhận sản phẩm OCOP tại cấp tỉnh.

- Các sở, ngành liên quan cử cán bộ tham gia hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh đúng thành phần và thời gian để việc đánh giá đt kết quả tốt.

- Việc đánh giá, công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh Lâm Đồng được tổ chức tại 02 cấp (cấp huyện, cấp tỉnh) yêu cầu phải chặt chẽ, khách quan, đúng quy định.

- Thông qua đánh giá, công nhận và xếp hạng các sản phẩm OCOP sẽ tuyên truyền đến các tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư tại địa phương nắm được ý nghĩa, mục tiêu và khích lệ tham gia Chương trình.

II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Thẩm quyền đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP:

1.1. Cấp tỉnh:

Cấp tỉnh tổ chức thẩm định hồ sơ đánh giá sản phẩm tham gia Chương trình OCOP từ cấp huyện, lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP Lâm Đồng.

1.2. Cấp huyện:

Cấp huyện tổ chức đánh giá và chấm điểm các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP theo bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phm OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2019-2020.

2. Thành lập hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP:

2.1. Cấp tỉnh:

- Thành lập hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP (Hội đồng OCOP cấp tỉnh) để đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP theo kế hoạch đã đề ra; gồm các thành phần sau:

+ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - y viên thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh làm chủ tịch hội đồng; các phó chủ tịch hội đồng là đại diện lãnh đạo các sở: Công Thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ;

+ Các ủy viên hội đồng: Chi cục Phát triển nông thôn (ủy viên thường trực); đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc sở liên quan: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế); Chi cục Quản lý chất lượng nông Lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ);

+ Mời chuyên gia OCOP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cố vấn hội đồng cp tỉnh (nếu cần thiết);

- Nhiệm vụ của hội đồng OCOP cấp tỉnh:

+ Ban hành quy chế đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP;

+ Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm; trình UBND tỉnh công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP;

+ Tổ chức công bố và vinh danh các sản phẩm OCOP có thứ hạng cao từ 03 sao trở lên;

[...]