Kế hoạch 115/KH-UBND về tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Số hiệu 115/KH-UBND
Ngày ban hành 08/05/2020
Ngày có hiệu lực 08/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 115/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG VÀ CÔNG NHẬN SẢN PHẨM OCOP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí về đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm và Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 15/01/2019 của UBND tỉnh về Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

1. Mục đích

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh...) tham gia Chương trình OCOP đổi mới, sáng tạo, nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm đảm bảo các quy định tại Bộ tiêu chí về đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP theo Quyết định số 1048/QĐ- TTg ngày 21/8/2019. Từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tham gia Chương trình đảm bảo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

- Thông qua đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP sẽ khuyến khích, tạo động lực cho các tổ chức kinh tế khắc phục các tồn tại, hạn chế, tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm.

- Việc đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP các cấp là công tác khẳng định chất lượng sản phẩm theo tiêu chí Chương trình OCOP, phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức đánh giá tất cả các sản phẩm đã đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Trong đó, các sản phẩm được đánh giá đạt điểm 3 sao trở lên được tham gia đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm ở cấp tỉnh.

- Các sở, ban, ngành liên quan cử cán bộ lãnh đạo tham gia Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh đúng thành phần và thời gian để thực hiện việc đánh giá đạt kết quả tốt; cử cán bộ tham gia Tổ giúp việc và phát huy vai trò của các thành viên để tổ chức tốt việc đánh giá, phân hạng sản phẩm.

- Việc đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP yêu cầu tổ chức chặt chẽ, khách quan, đúng quy định.

1. Cấp huyện

Cấp huyện tổ chức đánh giá và phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Cấp tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đã được đánh giá ở cấp huyện đạt điểm 3 sao trở lên.

Chia làm 2 đợt, đợt 1 vào tháng 5/2020, đợt 2 vào tháng 10/2020.

- Đợt 1: Hoàn thành việc tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp huyện, gửi hồ sơ những sản phẩm đạt điểm 3 sao trở lên về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn) trước ngày 15/5/2020 để tham gia đánh giá, phân hạng và trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận hạng sao đối với sản phẩm (UBND tỉnh quyết định công nhận hạng 3-4 sao, hạng 5 sao do Trung ương công nhận).

- Đợt 2: Hoàn thành trước ngày 10/9/2020.

Hoàn thành việc đánh giá và phân hạng sản phẩm đợt 1 trước 31/5/2020, đợt 2 trước ngày 31/10/2020.

1. Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện (Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng cấp huyện)

a) Hội đồng cấp tỉnh

Thành lập Hội đồng cấp tỉnh có từ 09 đến 11 thành viên, gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh,

- Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

- Các ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Du lịch; đại diện lãnh đạo các Chi cục: Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triẻn nông thôn), Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường), Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ), Vệ sinh An toàn thực phẩm (Sở Y tế), Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Ủy viên thường trực Hội đồng).

- Mời chuyên gia Trung ương tham gia làm thành viên, cố vấn cho Hội đồng cấp tỉnh.

Thành lập Tổ giúp việc Hội đồng cấp tỉnh thực hiện công tác tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ phân hạng sản phẩm của các địa phương gửi về; tham mưu, giúp việc cho Hội đồng cấp tỉnh trong việc tổ chức đánh giá, phân hạng. Hội đồng cấp tỉnh có trách nhiệm:

- Ban hành quy chế đánh giá, phân hạng sản phẩm.

- Đánh giá, phân hạng đối với các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm theo quy định của Bộ tiêu chí tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg.

- Xem xét giải quyết các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến đánh giá, phân hạng sản phẩm.

[...]