Kế hoạch 2518/KH-UBND năm 2024 triển khai Chương trình hành động 239-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 2518/KH-UBND
Ngày ban hành 07/06/2024
Ngày có hiệu lực 07/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Long Biên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2518/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 07 tháng 06 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 239-CTR/TU NGÀY 09/01/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW, NGÀY 30/01/2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Chương trình hành động số 239-CTr/TU ngày 09/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới;

Căn cứ Công văn số 33-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chương trình hành động số 239-CTr/TU ngày 09/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình hành động số 239-CTr/TU ngày 09/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tổ chức triển khai, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình hành động số 239-CTr/TU ngày 09/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, nhất là trong các ngành, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh; xây dựng, phát triển ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế-kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GRDP của tỉnh; phấn đấu đưa tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh có nền công nghệ sinh học phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2030:

- Nâng cao, thống nhất nhận thức và hành động về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới; xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Xây dựng nền công nghệ sinh học của tỉnh có nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; đạt trình độ tương đương các tỉnh, thành khác trong khu vực và cả nước.

- Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong các lĩnh vực: Nông nghiệp; công nghiệp; y tế; bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; góp phần phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; phát triển công nghệ sinh học thành ngành kinh tế-kỹ thuật quan trọng của tỉnh đóng góp ít nhất 07% vào GRDP của tỉnh; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

- Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về công nghệ sinh học; thu hút được ít nhất 01 doanh nghiệp công nghiệp sinh học đầu tư trên địa bàn tỉnh.

b) Tầm nhìn đến năm 2045:

Ninh Thuận là tỉnh có nền công nghệ sinh học phát triển, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Công nghiệp sinh học đóng góp ít nhất 10% vào GRDP.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới

a) Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận: Xây dựng các chương trình thông tin tuyên truyền đến doanh nghiệp và quần chúng Nhân dân về tầm quan trọng của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống Nhân dân trong cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp; chú trọng giới thiệu thành tựu công nghệ sinh học; các tập thể, cá nhân điển hình, đạt thành tích trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

b) Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, quán triệt về Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 189/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình hành động 239-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy bằng đa dạng các hình thức; xác định phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Phát triển công nghệ sinh học phải khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh; phát triển công nghệ sinh học thành ngành kinh tế-kỹ thuật quan trọng là giải pháp ưu tiên trong phát triển kinh tế-xã hội; lấy doanh nghiệp là chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghệ sinh học. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một trong nội dung, nhiệm vụ được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động hiệu quả.

2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

a) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ của tỉnh trong phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng: Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, sở hữu trí tuệ về sản phẩm công nghệ sinh học; Đề án thống kê, đánh giá tỷ trọng đóng góp của công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

- Rà soát hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học của Trung ương: Về thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; sở hữu trí tuệ; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm công nghệ sinh học; bảo đảm an toàn sinh học để xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai, tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương; kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp, khả thi theo thẩm quyền của tỉnh về huy động nguồn lực phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học có giá trị cao, quy mô lớn trong một số lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế ở các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh hướng đến xuất khẩu sản phẩm công nghệ sinh học; cơ chế ưu tiên đầu tư kinh phí từ ngân sách cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học đối với vùng kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, miền núi.

- Xây dựng cơ chế bảo đảm mối liên kết, gắn bó giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học.

- Ưu tiên hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cho các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp: Sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; sở hữu trí tuệ; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm công nghệ sinh học.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ