Kế hoạch 2509/KH-UBND năm 2021 về khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 2509/KH-UBND
Ngày ban hành 12/03/2021
Ngày có hiệu lực 12/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Cao Tiến Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2509/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 12 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM, MÌN, VẬT NỔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Quyết định số 1016/QĐ-TTg ngày 14/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt lập quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025;

Căn cứ Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

Căn cứ Thông tư 195/2019/TT-BQP ngày 27/12/2019 của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

Căn cứ kết quả thực hiện “Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các địa phương hợp thực hiện; Hồ sơ, bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh của Bộ CHQS tỉnh Đồng Nai;

UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

- Đồng Nai là tỉnh Miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 5.862,37 km2, bằng 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam bộ; giữ vị trí quan trọng trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước.

- Địa hình trung du, thoải dần từ Đông - Bắc xuống Tây - Nam; địa chất ổn định, hệ thống sông ngòi có sông Đồng Nai chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; hệ thống đường bộ có các trục lộ đi qua như Quốc lộ 1A, QL 20, QL 51, QL 56, cao tốc Tp. HCM - Long Thành - Dầu Giây nối với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiện nay, tỉnh Đng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (02 thành phố, 9 huyện) có 170 phường, xã, thị trấn.

2. Thực trạng ô nhiễm bom mìn, nguồn lực và khả năng khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

a) Thực trạng ô nhiễm bom mìn, vật nổ

- Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, trên địa bàn tỉnh có nhiều căn cứ quân sự của Pháp, Mỹ và chế độ cũ, như: Căn cứ Hậu cần - Kỹ thuật “Thành Tuy Hạ” (thời Pháp thuộc), thời Mỹ Ngụy là căn cứ “Phan Bội Châu” tại địa bàn huyện Nhơn Trạch, nơi này tiếp nhận, cung cấp vũ khí cho quân viễn chinh Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Có sân bay Biên Hòa là sân bay quân sự lớn nhất Đông Nam Á lúc bây giờ; căn cứ hỗn hợp Hậu cần - Kỹ thuật Long Bình và căn cứ SChỉ huy Quân đoàn III Ngụy (tại thành phố Biên Hòa); Sư đoàn 3 Ngụy (tại Long Khánh); ngoài ra còn có hệ thống các chi khu quân sự, đồn bốt, trận địa hỏa lực vv... Để bảo vệ căn cứ địch thường sử dụng vật cản kết hợp các chủng loại mìn chống tăng, mìn chống bộ binh, mìn chiếu sáng, thủy lôi lập vành đai bảo vệ an toàn căn cứ.

- Ngoài ra địch thường sử dụng không quân, pháo binh đánh phá nơi nghi ngờ có lực lượng ta có bố trí, cơ động lực lượng, tổ chức tiến công; với mục đích muốn cách ly thường dân ra khỏi lực lượng du kích quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chính quyền Ngô Đình Diệm cho ra đời kế hoạch ấp chiến lược “Dồn dân, lập ấp” được bảo vệ với hàng rào kẽm gai kết hợp mìn v.v...

- Trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở của chính quyền cách mạng đặc biệt là căn cứ “Chiến khu D” nơi đặt Trung ương cục và Quân ủy Miền Đông nơi lãnh đạo và chỉ huy chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, địch thường tổ chức lực lượng càn quét kết hợp sử dụng không quân, pháo binh đánh phá ác liệt.

- Trong chiến tranh trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều chiến dịch và trận đánh ác liệt giữa ta và địch đặc biệt là cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, tỉnh Đồng Nai là cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, địch tổ chức phòng thủ quyết liệt.

- Lượng bom mìn vật nổ chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh rất lớn, phạm vi rộng, sau giải phóng quân và dân ta đã tổ chức thu gom, tiêu hủy chủ yếu là số tồn lưu và phát hiện trên mặt đất và ở độ sâu hạn chế, một phần do hoạt động sản xuất của Nhân dân và do người dân hành nghề tìm kiếm phế liệu trước đây phát hiện, số bom mìn vật nổ còn sót lại chủ yếu nằm ở độ sâu dưới 0,3m đến 3m hoặc ≥ 5m chưa được phát hiện; Lượng bom mìn từ dưới mặt đất đến độ sâu 0,3m chủ yếu là vùng đất hoang hóa quanh sân bay Biên Hòa và rừng nguyên sinh “Bảo tồn sinh thái - di tích lịch sử chiến khu D” tại huyện Vĩnh Cửu.

- Trong thời kỳ mở cửa thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, của chính quyền địa phương, các dự án phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và an sinh cho Nhân dân được lực lượng công binh của tỉnh, công binh chuyên trách các cấp thuộc Bộ Quốc phòng đã tiến hành rà phá, xử lý, thu gom, tiêu hủy, nhưng với số lượng diện tích hạn chế, chỉ trong phạm vi yêu cầu của dự án; nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu từ nguồn kinh phí của chủ đầu tư dự án, ngân sách địa phương và nguồn kinh phí khác.

Theo điều tra khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom mìn do Bộ CHQS tỉnh phối hợp Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn Bộ Tư lệnh Công binh và các địa phương thực hiện năm 2011, tổng diện tích ô nhiễm bom mìn toàn tỉnh 62.305ha/586.646 ha, chiếm tỷ lệ 10,62% diện tích tự nhiên; Giai đoạn 2010 đến 2015 đã rà phá được khoảng 4.100ha

b) Nguồn lực và khả năng khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

Về nguồn nhân lực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ: Hiện tại Bộ CHQS tỉnh có 01 Đại đội Công binh hàng năm huấn luyện đầy đủ về kỹ chiến thuật chuyên ngành; thực hiện tốt công tác dò tìm, thu gom, xử lý tiêu hủy bom mìn vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn; trên địa bàn tỉnh có Lữ đoàn 25 Công binh Quân khu 7; công binh của các đơn vị đứng chân trên địa bàn có khả năng thực hiện tốt công tác rà phá bom mìn vật nổ nếu được giao nhiệm vụ.

II. KẾT QUẢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Đã rà phá sạch bom mìn vật nổ, diện tích khoảng 4.500 (ha), nằm trên địa bàn 11 địa phương; lượng bom mìn phát hiện sau chiến tranh do nhân dân phát hiện trên địa bàn toàn tỉnh và thu được từ các hạng mục rà phá bom mìn của các dự án đã được tiêu hủy khoảng 20 tấn các loại.

2. Kinh phí đảm bảo cho nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ trong giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 168 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 94 tỷ đồng, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác 74 tỷ đồng.

3. Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn năm 2021 - 2025 UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng bố trí nguồn vốn triển khai dự án rà phá bom mìn, vật nổ theo Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

[...]