Kế hoạch 2160/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2030

Số hiệu 2160/KH-UBND
Ngày ban hành 15/11/2022
Ngày có hiệu lực 15/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Đoàn Ngọc Lâm
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2160/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 15 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021- 2030; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025;

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hoá các nội dung của Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2030 để triển khai thực hiện.

2. Yêu cầu

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí từ ngân sách địa phương và chỉ đạo tốt công tác lồng ghép nguồn lực từ các chương trình dự án khác trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển vào nông nghiệp, nông thôn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn và phát triển làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề tỉnh Quảng Bình, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 

- Khôi phục, bảo tồn 09 làng nghề, 03 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.

- Phấn đấu công nhận mới thêm 07 nghề truyền thống, 03 làng nghề, 01 làng nghề truyền thống; phát triển ít nhất 01 làng nghề gắn với du lịch.

- Có trên 50% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận hoạt động có hiệu quả.

- Có 40% lao động tại các làng nghề, làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.

- Phấn đấu đến năm 2030 có 16 cơ sở làng nghề có sản phẩm OCOP được phân hạng theo chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

- Tốc độ tăng trưởng bình quân làng nghề đến năm 2030 đạt khoảng 3 - 5%/năm.

- Thu nhập bình quân lao động tại các làng nghề tăng từ 1,2 - 1,5 lần so với năm 2020.

- 100% cơ sở, hộ sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

III. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Phát huy vai trò của các thợ giỏi, thợ tay nghề cao ngành thủ công mỹ nghệ

- Tiếp tục duy trì và phát triển đội ngũ thợ giỏi, thợ tay nghề cao ngành thủ công mỹ nghệ của tỉnh để thúc đẩy công tác đào tạo nghề, truyền nghề nhằm lan tỏa các di sản văn hóa nghề truyền thống của địa phương, bảo tồn và phát triển kỹ năng nghề truyền thống, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm, tác phẩm có giá trị.

- Tư vấn, hỗ trợ cho các thợ giỏi, thợ tay nghề cao tham gia hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam hàng năm để nâng cao tay nghề, giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

2. Bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ