Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2018 thực hiện Kế hoạch 67-KH/TU thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do tỉnh Cà Mau ban hành
Số hiệu | 24/KH-UBND |
Ngày ban hành | 16/03/2018 |
Ngày có hiệu lực | 16/03/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cà Mau |
Người ký | Trần Hồng Quân |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/KH-UBND |
Cà Mau, ngày 16 tháng 3 năm 2018 |
Thực hiện Kế hoạch số 67-KH/TU ngày 26/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
Triển khai, quán triệt và cụ thể hóa nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau trong việc thực hiện Kế hoạch số 67-KH/TU ngày 26/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (sau đây gọi là Nghị quyết số 11-NQ/TW).
2. Yêu cầu
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vận dụng sáng tạo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau phối hợp với cấp ủy Đảng của cơ quan, đơn vị tổ chức nghiên cứu, triển khai, quán triệt các nội dung của Nghị quyết số 11-NQ/TW và các văn bản triển khai (Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ, Kế hoạch số 67-KH/TU ngày 26/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 22/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh) trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau, Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền (mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng các tin, bài về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu và sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính Nhà nước và dịch vụ công; đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với tài sản công và quyền bình đẳng trong việc tiếp cận tài sản công của mọi chủ thể trong nền kinh tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế bảo vệ quyền sở hữu nhất là các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự với các quy trình, thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, khi phát hiện bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật, cần kịp thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất; nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp sớm hoàn thiện thủ tục về đất đai để triển khai sản xuất kinh doanh. Thực hiện đánh giá tác động của các chính sách đất đai đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 31/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội; Chương trình hành động số 06/CTr-UBND ngày 30/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 21/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện công tác đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp; phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh nghiên cứu các mô hình liên kết; từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, xem đây là những động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh. Rà soát, công bố rộng rãi các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, danh mục các dự án khuyến khích đầu tư; hướng dẫn và hỗ trợ nhà đầu tư lập thủ tục đầu tư, xây dựng,... theo đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư khi thực hiện các dự án, công trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; tổ chức triển khai một số chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển một số doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, uy tín cao; tạo động lực, liên kết thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển. Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài; ưu tiên các dự án đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Việt Nam, có cam kết liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương tham gia chuỗi giá trị, phù hợp với các quy hoạch và định hướng của tỉnh.
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý thị trường nhằm chủ động điều tiết, bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính; phối hợp đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thực hiện cơ chế về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường phù hợp với yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.
- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nâng cao hiệu lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đề xuất các chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Xây dựng chương trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc trưng của tỉnh. Thực hiện kết nối các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia phù hợp với điều kiện thực tiễn để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên địa bàn tỉnh.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục, trong dạy và học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó cần tập trung vào đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông. Xây dựng cơ chế, huy động các nguồn lực đầu tư xã hội hóa giáo dục. Thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, xây dựng trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học; ưu tiên đầu tư hạ tầng trường lớp ở khu vực gần các khu công nghiệp, khu đô thị tập trung nhiều dân cư sinh sống; thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước, mở rộng thị trường nước ngoài để tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phát triển hạ tầng thương mại và các phương thức giao dịch theo hướng văn minh, hiện đại; công tác xúc tiến phải có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế rủi ro nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện "Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững" của Liên hợp quốc, kế hoạch và chương trình hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, Đề án tái cơ cấu kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, kế hoạch phân bổ các nguồn lực đầu tư trung và dài hạn phù hợp, đảm bảo yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững kết hợp chặt chẽ với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Bên cạnh việc tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư vào các điểm tăng trưởng kinh tế, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các vùng chậm phát triển, có điều kiện khó khăn thông qua các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của nhà nước. Chú trọng lồng ghép công tác bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh cụm đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển và đảo Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời; huy động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển các vùng biển và hải đảo gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân khu vực ven biển. Phối hợp thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, áp dụng đồng bộ các chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội. Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, thống nhất, tăng tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phát triển công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại; tăng cường, củng cố quốc phòng gắn với phát triển văn hóa, xã hội; phối hợp thực hiện các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong các khu vực phòng thủ và vị trí chiến lược phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng.
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Chủ động thẩm định và triển khai, thực hiện các chương trình, dự án, đề án, chiến lược phát triển có liên quan đến vấn đề an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường quản lý việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước; tập trung cải thiện chất lượng môi trường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm môi trường; kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường, kiên quyết không cấp phép đối với các dự án gây ô nhiễm, không vì tăng trưởng mà thu hút đầu tư bằng mọi giá. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.