Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2018 về công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2019

Số hiệu 237/KH-UBND
Ngày ban hành 24/12/2018
Ngày có hiệu lực 24/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 237/KH-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019

Thực hiện Luật An toàn thực phẩm, Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội”, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch công tác ATTP năm 2019 như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU CƠ BẢN

1. Mục tiêu.

a) Nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chất lượng An toàn thực phẩm.

b) Nâng cao nhận thức, thực hành đúng về ATTP của người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm và phát hiện, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về ATTP trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

d) Khống chế ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn Thành phố.

e) Duy trì và quy hoạch, phát triển các vùng trồng rau, chăn nuôi gia súc gia cầm, giết mổ, nuôi trồng thủy sản, chợ Thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm an toàn. Xây dựng, duy trì và phát triển các mô hình điểm, mô hình chuỗi an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng. Khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ thực phẩm an toàn; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông sản bảo đảm chất lượng ATTP.

f) Kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm chất lượng ATTP các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm tươi sống và các loại thực phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trái cây trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ và khi lưu thông trên thị trường. Tăng cường hoạt động kiểm soát truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

g) Duy trì và phát triển ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Chỉ tiêu bản

a) 100% Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ATTP. 92% người quản lý có kiến thức thực hành đúng về quản lý ATTP; Phấn đấu 82% người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có kiến thức thực hành đúng về ATTP; 82% người tiêu dùng có kiến thức đúng về ATTP.

b) 100% cán bộ làm công tác ATTP cấp Thành phố; quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được cập nhật kiến thức về quản lý, chuyên môn kỹ thuật về ATTP.

c) Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm diện cấp, được cấp giấy chứng nhn đủ điều kin ATTP: tuyến Thành phố đt 92%; tuyến qun, huyện, thị xã đạt 80%.

d) Tỷ lệ ký cam kết bảo đảm ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt trên 92%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, hộ gia đình trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đạt 100%.

e) 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trn được kiểm tra, giám sát định kỳ, trong đó 83,5% tỷ lệ cơ sở đạt điều kiện ATTP.

f) 100% quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn có xử lý vi phạm hành chính hình thức phạt tiền đối với cơ sở vi phạm ATTP và công khai kết quả thanh kiểm tra lên phương tiện thông tin đại chúng.

g) 100% thông tin phản ánh về mất ATTP rõ địa chỉ trên địa bàn được kiểm tra đột xuất xác minh, xử lý thông tin.

h) 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời. Khống chế tỷ lệ ngộ độc thực phẩm cấp tính dưới 06 ca/trên 100.000 dân.

i) Hỗ trợ duy trì, tăng mới hơn 20% so với năm 2018 chuỗi thực phẩm an toàn nông lâm thủy sản và hỗ trợ cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm bảo đảm ATTP.

k) Phấn đấu 80% số chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc. Từng bước phát triển, quản lý thương mại điện tử cho sản phẩm nông lâm sản thủy sản thực phẩm

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác chỉ đạo và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về ATTP

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường quản lý nhà nước về ATTP”; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội” và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố giai đoạn đến năm 2020. Phân công rõ trách nhiệm quản lý ATTP trên địa bàn; đẩy mạnh phong trào thi đua “An toàn thực phẩm”, khắc phục các hạn chế yếu kém; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ATTP; Chấm điểm thi đua về ATTP; Đẩy mạnh Chương trình phối hợp vận động giám sát ATTP giữa UBND Thành phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân các cấp. Triển khai thực hiện kịp thời các văn bản mới về quản lý ATTP. Xây dựng văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện đến từng đơn vị, đưa các tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Hoàn thiện và triển khai các Chương trình, Đề án, Dự án, mô hình về ATTP được phê duyệt.

- Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm ATTP. Củng cố mạng lưới quản lý ATTP 3 ngành: Y tế, Nông nghiệp, Công Thương.

[...]