Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022-2027"

Số hiệu 230/KH-UBND
Ngày ban hành 30/09/2021
Ngày có hiệu lực 30/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Vũ Thị Hiền Hạnh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 230/KH-UBND

Yên Bái, ngày 30 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2022-2027”

Thực hiện Quyết định số 1260/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022-2027”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022-2027", cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện, các đơn vị, doanh nghiệp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp) trên địa bàn tỉnh.

- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, tạo chuyn biến về nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiu pháp luật, xây dựng lối sng và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào chiều sâu, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, học viên; của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Yêu cầu

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với các hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt; kết hợp giữa công tác giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trách nhiệm nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động nhằm đạt hiệu quả cao.

- Bảo đảm nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng cơ sở; tập trung vào nhng vấn đề mà người học, xã hội quan tâm.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (các trường cao đng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện, các đơn vị, doanh nghiệp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp). Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành nghiêm pháp luật; hình thành thói quen tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật; xây dựng lối sống, học tập, làm việc theo pháp luật của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

- Có 15% giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học pháp luật, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật được đào tạo, bồi dưỡng đtrở thành đội ngũ hạt nhân thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Phấn đấu từ 90-100% cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo bộ chương trình, giáo trình, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

- Phấn đấu 100% người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trong các trường cao đng, trường trung cấp được tuyên truyền, phổ biến, thông tin đầy đủ, rộng rãi về pháp luật giáo dục nghề nghiệp, các nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp nhằm giúp người học nhận thức và thực hiện tốt các quy định của pháp luật.

- Phấn đấu 100% người học trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc đối tượng học xong đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thông tin, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, đời sống, công việc, vị trí việc làm sẽ đảm nhận.

- Phấn đấu 100% trường cao đẳng, trường trung cấp triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa kết hợp với hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế tại các cơ quan, đơn vị thi hành pháp luật, cơ quan tư pháp; tích hợp, lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm phù hợp với hoạt động giáo dục chính trị đầu khóa, trong môn học Pháp luật và một số môn học khác theo chương trình đào tạo.

- Phấn đấu 70% cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó 100% trường cao đẳng, trường trung cấp phát huy hiệu quả hoạt động hiện có của thư viện điện tử, tủ sách điện tử và học liệu được số hóa (bài giảng, tài liệu, sách tham khảo); thiết lập diễn đàn trao đổi trực tuyến về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đphục vụ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu của người học, nhà giáo, viên chức, cán bộ quản lý, người lao động và phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

III. ĐỐI TƯỢNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Người học các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy môn học pháp luật tại các trường cao đng, trường trung cấp và đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động.

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

- Phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về PBGDPL trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tích cực, tính tự giác của người đứng đầu, của mỗi người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Đưa nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vào kế hoạch năm học, khóa học (gồm chương trình sinh hoạt chính trị đầu khóa đối với khóa mới và chương trình sinh hoạt chính trị bổ sung đối với khoa đang học). Xác định việc hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và cá nhân trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

[...]