Kế hoạch 2492/KH-UBND năm 2017 về triển khai Quyết định 2053/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 2492/KH-UBND
Ngày ban hành 13/09/2017
Ngày có hiệu lực 13/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Đức Tuy
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2492/KH-UBND

Kon Tum, ngày 13 tháng 09 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2053/QĐ-TTG NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Tha thuận Paris về biến đổi khí hậu, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các s, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức đoàn thể và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong việc chủ động ứng phó với biến đi khí hậu; tăng cường qun lý tài nguyên và bo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

b) Xác định và triển khai các hoạt động, các nhiệm vụ giải pháp phù hợp, khả thi để thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu (sau đây viết tắt là Quyết định số 2053/QĐ-TTg).

2. Yêu cầu

a) Các nội dung nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch của tnh phải bám sát các nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 2053/QĐ-TT và phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của địa phương.

b) Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trong Kế hoạch của tnh phải đồng bộ và có tính kế thừa, kết hợp hài hòa gia các vn đề cấp bách, quan trọng với các vn đcơ bản, lâu dài gn với phát triển kinh tế của tnh, bo đm nâng cao chất lượng môi trường sống và cân bng sinh thái, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tnh; tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

- Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện địa phương cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, khoa học và công nghệ, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải nhà kính khác phù hợp với điều kiện của tnh: Thu thập thông tin, số liệu, đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thi từ các hoạt động chôn lp rác thải, nước thi công nghiệp, nước thi sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải từ các hoạt động đốt chất thải...; xây dựng phương pháp tính toán lượng phát thải khí nhà kính và hệ số phát thải cho lĩnh vực chất thi; thống kê phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực cht thải trên địa bàn và xây dựng kịch bản dự báo về lượng chất thải trong thời gian tới và đxuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải.

2. Nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Rà soát thông tin, dữ liệu hiện có về thích ứng với Biến đổi khí hậu, tn thất và thiệt hại; rà soát quy hoạch các ngành, lĩnh vực sử dụng tài nguyên phát thải khí nhà kính, tác động nhiều tới môi trường, hiệu qusử dụng vốn và tài nguyên không cao, đxác định yêu cầu xanh hóa sản xuất, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kim soát ô nhiễm và qun lý chất thải một cách có hiệu quả; thực hiện lng ghép các nội dung chương trình, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương; thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sn và lâm nghiệp bền vững, Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư: thực hiện lồng ghép thích ứng với Biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản địa, ưu tiên cộng đồng dbị tn thương nhất.

b) Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao với phương châm mục tiêu sản xuất sạch, tăng trưởng xanh. Đẩy mạnh nghiên cu ứng dụng công nghệ sinh học, tạo giống, các loại hình dịch vụ kỹ thuật, chú trọng dịch vụ ging nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng cao và bền vững, giảm phát thi khí nhà kính, cải thiện môi trường, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh; phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng tập trung và an toàn sinh học. Rà soát, điu chỉnh quy hoạch các khu nuôi trng thủy sản cho phù hợp, tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn chất lượng trong nuôi trồng thy sản đ gim thiu rủi ro, đảm bảo phát triển bn vng; tuyên truyền vận động người dân áp dụng những biện pháp khai thác bn vững đbảo đảm cân bằng sinh thái.

- Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng hiện có, trồng rừng, phục hồi rừng bị suy giảm, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đất quy hoạch lâm nghiệp. Bảo vệ, phát triển và sử dụng bn vững đất rừng để tăng lượng hp thụ carbon và loại bphát thải nhà kính. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhn thức về công tác bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên rừng, phòng chống cháy rừng; chú trọng phòng ngừa hạn chế mất rừng.

- Tăng cường hoàn thiện hệ thống thy lợi phục vụ đa mục tiêu phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai. Cải tạo hệ thống kênh mương chống thất thoát nước, qun lý và bảo vệ đê, kè, chng xói mòn bờ sông, kênh rạch, sạt lđất, tăng cường quá trình lắng đọng phù sa ven bờ, nâng cao hiệu qutưới tiêu. Thực hiện tốt quy hoạch phòng chng sạt lở bờ sông, kênh; phòng chống ngập lụt khu vực đô thị và nông thôn nhm giảm thiệt hại do thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đạt các tiêu chí nông thôn mới; chú trọng phát triển giao thông kết hợp với thủy lợi, phục vụ phát triển nông thôn, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

- Đm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyn đổi cơ cấu cây trng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với Biến đổi khí hậu: hoàn thiện hệ thng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Rà soát, điều chnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện Biến đổi khí hậu gn với xòa đói giảm nghèo, công bằng xã hội.

- Tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả Kế hoạch hành động về qun lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã dược Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2014.

c) Lĩnh vực Công Thương

- Tập trung xây dựng và phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh; đầu tư đi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm các ngành công nghiệp hiện có, nht là công nghệ chế biến. Khuyến khích đầu tư phát triển các Khu công nghiệp theo hướng bền vững, sinh thái và phát triển Khu công nghệ cao;

- Đẩy mạnh thực hiện công tác qun lý Nhà nước về sdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao ý thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qu; phát triển, ph biến các thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, tng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu sut thấp và lạc hậu không còn phù hợp, nâng cao hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp;

- Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp của tnh thành một ngành công nghiệp môi trường, từng bước có khnăng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sn phm thuộc lĩnh vực môi trường phục vụ yêu cu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhim và cải thiện chất lượng môi trường.

[...]