Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2021 về đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 227/KH-UBND
Ngày ban hành 18/11/2021
Ngày có hiệu lực 18/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 227/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 18 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam1, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 25/CT-TTg trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại của Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng, nhằm phát triển toàn diện văn hóa, con người Việt Nam, đưa văn hóa thành sức mạnh nội sinh, thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường giao lưu, sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa Nhân dân Việt Nam và Nhân dân các nước; đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh miền đất, con người; những nét đặc sắc văn hóa của tỉnh Lạng Sơn đến bạn bè quốc tế, qua đó mở rộng quan hệ, hợp tác với các địa phương, tổ chức và cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, thu hút nguồn đầu tư, thúc đẩy thương mại, du lịch, công nghiệp văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.

2. Yêu cầu

- Tổ chức triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại phải đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Lồng ghép các hoạt động văn hóa đối ngoại với các hoạt động nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh; gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa đối ngoại với chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, góp phần tăng cường đoàn kết, quan hệ hữu nghị hợp tác với bạn bè quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

- Công tác văn hóa đối ngoại được triển khai trên các lĩnh vực đối ngoại Nhà nước, đối ngoại Nhân dân.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa đối ngoại nói riêng, các quan điểm, mục tiêu của Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa đặc trưng của Lạng Sơn ra thế giới, làm cho thế giới hiểu biết hơn về con người, văn hóa Lạng Sơn, tạo dựng lòng tin và sự yêu mến đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển trên tất cả các lĩnh vực.

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hóa con người Lạng Sơn phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; phát triển các giá trị, tinh hoa văn hóa đương đại phù hợp với tính chân thiện mỹ của nhân loại.

2. Nhiệm vụ

2.1. Đến năm 2025

a) Đối với công tác quảng bá hình ảnh địa phương, hình ảnh quốc gia

- Tăng cường công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, con người, quảng bá hình ảnh của tỉnh Lạng Sơn, của Việt Nam ra nước ngoài dưới nhiều hình thức, phương thức thể hiện đa dạng, phong phú như: Ngày Văn hóa - Du lịch, Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội Văn hóa - Du lịch, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, kết hợp chặt chẽ với xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, các hoạt động đối ngoại Nhân dân, phát huy các giải thưởng, danh hiệu quốc gia, tôn vinh danh nhân, anh hùng dân tộc Việt Nam. Tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện khu vực và quốc tế quy mô, uy tín như Triển lãm thế giới EXPO.

- Phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc tỉnh Lạng Sơn ra thế giới thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, tham gia các kỳ Festival/Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng; Ngày hội/Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch của địa phương, các lễ hội văn hóa - du lịch, các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch với các tổ chức, địa phương nước ngoài trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các địa phương đã thiết lập quan hệ với tỉnh, như Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc), tỉnh Gyeongsangbook, Hàn Quốc, một số địa phương của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Pháp... nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả. Từng bước mở rộng các hoạt động văn hóa đối ngoại của tỉnh với các nước khác trong khu vực ASEAN.

- Tạo thuận lợi để các tổ chức, địa phương của các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài giới thiệu về hình ảnh miền đất, con người, văn hóa, du lịch tại Lạng Sơn. Phối hợp với Kênh VTV4 (kênh truyền hình đối ngoại) Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan truyền thông trong nước, báo chí nước ngoài xây dựng và phát 05 phóng sự về vùng đất con người Lạng Sơn

- Thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho phát triển văn hóa nghệ thuật, góp phần thực hiện chính sách xã hội hóa. Tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại theo hình thức xã hội hóa với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

b) Áp dụng khoa học, công nghệ số khi triển khai thực hiện

- Thúc đẩy phát triển văn hóa số, chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đẩy mạnh triển khai hoạt động văn hóa đối ngoại sau khi đại dịch COVID-19 được đẩy lùi. Khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa; tạo môi trường thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa của tỉnh, góp phần phục vụ công tác văn hóa đối ngoại.

c) Gìn giữ, phát huy tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác văn hóa đối ngoại gắn kết chặt chẽ với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gìn giữ, phát huy tiếng Việt, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, thu hút nguồn lực chất lượng cao ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước, của tỉnh.

[...]