Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2022 nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Bình Phước ban hành

Số hiệu 222/KH-UBND
Ngày ban hành 28/07/2022
Ngày có hiệu lực 28/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Trần Tuệ Hiền
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 222/KH-UBND

Bình Phước, ngày 28 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 và 03 năm thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (PTTD BVANTQ) trong tình hình mới đã khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng; việc đề ra và thực hiện đã thu hút các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tham gia tích cực, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao, Nhân dân thực sự tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, sự quyết tâm của chính quyền trong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và xây dựng PTTD BVANTQ, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phục vụ phát triển đất nước, nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác của Nhân dân, xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phong trào, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu là nổi bật, các mặt công tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng PTTD BVANTQ ở Bình Phước vẫn còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế như: PTTD BVANTQ phát triển chưa đồng đều, rộng khắp, có nơi có lúc còn mang tính hình thức, tổ chức nội dung phong trào còn thiếu sức lôi cuốn Nhân dân tự giác tham gia; công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm (PCTP), bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) chưa được tiến hành thường xuyên; lực lượng nòng cốt bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa xây dựng đủ mạnh; các điều kiện bảo đảm để xây dựng PTTD BVANTQ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, sự chủ động phối hợp giữa Công an với các lực lượng trong hệ thống chính trị chưa thực sự thường xuyên. Đồng thời, công tác xây dựng PTTD BVANTQ của tỉnh trong thời gian tới cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đến từ điều kiện tự nhiên địa bàn rộng, trải dài; đa dân tộc, đa tôn giáo; số lượng dân di cư, nhập cư nhiều, tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp...

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 22/10/2020 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch số 163-KH/TU ngày 26/3/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với PTTDBV ANTQ trong tình hình mới và Kết luận số 386-KL/TU ngày 25/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng PTTDBV ANTQ giai đoạn 2021- 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng PTTDBV ANTQ trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2022 - 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, quần chúng Nhân dân tích cực tham gia PTTD BVANTQ; xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục an toàn về ANTT; chủ động cảnh giác trước âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, những phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội (TNXH).

2. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân trong tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác chỉ đạo, đồng thời, phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục hướng dẫn, kiểm tra, xây dựng PTTD BVANTQ.

3. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng PTTD BVANTQ phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng vùng, từng địa bàn, từng lĩnh vực cụ thể.

II. MỤC TIÊU

1. Hằng năm, có 100% xã đạt tiêu chí 19.2 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; 90% khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; trong đó phân loại xuất sắc từ 30% trở lên; khá 50% trở lên, không có đơn vị phân loại PTTD BVANTQ yếu.

2. Hằng năm, có trên 50% cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, 80% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn xây dựng mới hoặc duy trì hoạt động có hiệu quả ít nhất 01 mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT” phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị mình. Đến năm 2025 có trên 70% cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, 100% khu dân cư, xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT”.

3. Mỗi năm mở 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ về công tác xây dựng PTTD BVANTQ cho lực lượng chủ chốt cấp cơ sở (bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, thành viên tổ tự quản về ANTT, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục).

4. Định kỳ 6 tháng, 01 năm, tổ chức ít nhất 01 lần kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá, phân loại công tác xây dựng PTTD BVANTQ tại 11 huyện, thị xã, thành phố và từ 20 đơn vị trở lên tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trở lên.

5. 100% các khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục có Nghị quyết của cấp ủy Đảng và kế hoạch của chính quyền về công tác bảo đảm ANTT; các hộ dân, cá nhân cán bộ, công nhân viên, học sinh (từ bậc học trung học cơ sở trở lên) ký cam kết tham gia PCTP, TNXH và xây dựng PTTD BVANTQ.

6. 100% xã, phường, thị trấn có lực lượng nòng cốt đảm bảo số lượng, chất lượng; cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục bố trí đủ lực lượng bảo vệ theo quy định.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền, vận động

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả, đổi mới nội dung, hình thức, công tác xây dựng PTTD BVANTQ bảo đảm thiết thực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng lĩnh vực, địa bàn, tạo trọng tâm, trọng điểm và có sức lan tỏa, lôi cuốn trong phong trào. Tập trung xây dựng, củng cố phong trào ở các địa bàn chiến lược, tuyến biên giới, khu vực tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo tín ngưỡng tôn giáo, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT.

- Hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp, đa dạng với từng địa bàn, lĩnh vực, điều kiện, hoàn cảnh và nhận thức của từng nhóm đối tượng. Nội dung tuyên truyền được biên tập thành đề cương, ngắn gọn, dễ nói, dễ hiểu, dễ nhớ. Có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp (cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ dân phố, cụm dân cư), lồng ghép vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục quốc phòng - an ninh; tổ chức các cuộc hội thảo, hội thi, hội diễn... để tuyên truyền.

- Chú ý lựa chọn, bồi dưỡng những người đủ đức, đủ tài, có năng lực thực tế, có uy tín, có tiếng nói với quần chúng Nhân dân tại cơ sở bổ sung vào đội ngũ tuyên truyền viên để thực hiện công tác vận động thường xuyên, lâu dài phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo ANTT tại địa phương. Đồng thời, phát huy vai trò những người có uy tín, tiêu biểu, chức sắc tôn giáo, văn sĩ, trí thức trong cộng đồng.

2. Xây dựng các mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ” về ANTT; tổ chức nhân rộng các mô hình hiệu quả trong PTTD BVANTQ

- Tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức và duy trì hoạt động của Tổ An ninh nhân dân theo Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 24/2/2011 của UBND tỉnh Quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Tổ An ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn theo phương châm xã hội hóa công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở, giao quyền làm chủ, tự quyết xây dựng Tổ An ninh nhân dân và các mô hình, điển hình tiên tiến trong PTTD BVANTQ cho các khu dân cư.

- Tập trung duy trì, củng cố các mô hình đang phát huy tác dụng; xây dựng những mô hình mới có hiệu quả phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa bàn để xây dựng thế trận “An ninh nhân dân” vững chắc (“Câu lạc bộ PCTP”, “Đội Xung kích PCTP cơ động”...).

- Nghiên cứu xây dựng và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành đề án thành lập các mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ” trong các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp FDI) theo quy định của Bộ Công an giai đoạn 2021 - 2025.

3. Xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”

- Triển khai thực hiện Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” gắn với việc thực hiện Quyết định số 510/QĐ-BCA-V05 ngày 20/01/2022 của Bộ Công an ban hành Quy định Tiêu chí đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và quy định của UBND tỉnh về xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” trên phạm vi toàn tỉnh. Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân về nội dung, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và biện pháp tiến hành xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục an toàn về ANTT, làm cho chất lượng PTTD BVANTQ ở những nơi đạt tiêu chuẩn được nâng lên, ý thức tự giác và tinh thần làm chủ của Nhân dân được khơi dậy mạnh mẽ, tạo điều kiện tham gia xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh.

[...]