Kế hoạch 2214/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 15-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Số hiệu 2214/KH-UBND
Ngày ban hành 08/08/2017
Ngày có hiệu lực 08/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Trương Minh Hiến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 2214/KH-UBND

Hà Nam, ngày 08 tháng 08 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 15-CT/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

Giảm thiu tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra.

Huy động mọi lực lượng tham gia hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; công tác tổ chức và thực hiện phải được thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

2. Yêu cầu:

1. Tổ chức trin khai quán triệt sâu rộng Luật Bảo vệ môi trường, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật BVMT năm 2014, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ trọng tâm tại Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 12/6/2017 của Tỉnh ủy đến các cấp, các ngành, đoàn thchính trị, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự chuyn biến mạnh mẽ về nhận thức đến hành động trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn nói riêng.

2. Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan ban, ngành, chính quyền địa phương trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, kịp thời, hiệu quả và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BVMT trong công tác quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện

3. Đảm bảo các điều kiện tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 15-CT/TU.

II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Nội dung, biện pháp:

- Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật BVMT, quản lý chất thải rắn với các nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, cộng đồng dân cư trong công tác quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn tiến tới thay đổi hành vi, nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý chất thải rắn.

- Rà soát, điều chỉnh một số quy hoạch, quy định cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương: Quy hoạch mạng lưới điểm xử lý chất thải rn, nước thải tại thị trấn và cụm dân cư có bức xúc về môi trường; Quy định quản lý chất thải rn và nước thải trên địa bàn tỉnh; Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh...

- Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn phối hợp đồng bộ trong công tác quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh để hoạt động được thực hiện xuyên suốt và có hiệu quả, không để tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra tại bất kỳ địa đim, địa phương nào trong tỉnh. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương, đơn vị mình quản lý.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thu gom, xử lý chất thải rn đồng bộ đáp ứng tình hình phát sinh chất thải rắn từ các hộ gia đình, đơn vị, cơ quan và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Khuyến khích, hỗ trợ các mô hình sản xuất tái chế, tái sử dụng chất thải, đặc biệt là mô hình thuộc Đề án thí đim hoàn thiện và nhân rộng mô hình BVMT trong xây dựng Nông thôn mới tại các xã khó khăn theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017-2020 (Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 26/5/2017) nhằm cải thiện môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng hoạt động thu gom, vận chuyn và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng đối với hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn tại tất cả các cấp, ngành và tại cộng đồng dân cư.

- Tổ chức xem xét, thẩm định dây chuyền, công nghệ của các nhà máy xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh để lựa chọn và đầu tư các dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đáp ứng nhu cầu phát sinh chất thải và thành phần các loại chất thải của tỉnh.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyn và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Thu hút các doanh nghiệp có năng lực về tài chính và công nghệ về đầu tư, xây dựng các nhà máy xử lý rác thải đgiải quyết hiệu quả tình hình rác thải về lâu dài.

- Thường xuyên thông báo việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân về các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý chất thải rắn. Đưa công tác BVMT và thu gom, xử lý chất thải rắn trở thành tiêu chí thi đua của các cấp, ngành, địa phương và hộ gia đình.

2. Tổ chức thực hiện:

Ngoài việc thực hiện các trách nhiệm được giao tại Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh ban hành quy định BVMT trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Đthực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hoạt động thu gom, xử lý rác thải theo đúng quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn ở các địa phương, các ngành. Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi không làm hết trách nhiệm, đxảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, vt rác thải và đổ rác thải không đúng nơi quy định, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi hoạt động của các nhà máy xử lý rác thải. Đxuất với UBND tỉnh phân vùng xử lý cho phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương.

[...]