Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hoá tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030

Số hiệu 220/KH-UBND
Ngày ban hành 05/04/2022
Ngày có hiệu lực 05/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Vương Quốc Tuấn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 220/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 05 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HOÁ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 2013/QĐ-TTg, ngày 30/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hoá đến năm 2030;

UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hoá tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước thông qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã đề ra, tiếp tục thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác, phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc gia, đồng thời tôn vinh, nâng tầm văn hoá Việt Nam nói chung, văn hoá Bắc Ninh nói riêng để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế;

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hoá tỉnh Bắc Ninh trong các hoạt động ngoại giao nhằm đưa quan hệ của tỉnh với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài, biến điều kiện thuận lợi, vị thế của tỉnh thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội;

- Qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất, con người Bắc Ninh - Kinh Bắc ra thế giới, tạo dựng lòng tin và sự yêu mến đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng từ bạn bè thế giới, góp phần thúc đẩy việc triển khai quan hệ hợp tác phát triển trên tất cả các lĩnh vực;

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng văn hóa Bắc Ninh phát triển toàn diện, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, góp phần nâng cao vị thế đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ, lòng tin giữa Bắc Ninh với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế (đặc biệt là các quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương có quan hệ hợp tác, hữu nghị với Bắc Ninh). Đặt mục tiêu đến năm 2030, hằng năm, Bắc Ninh tham gia ít nhất 01 hoạt động ngoại giao văn hoá có quy mô lớn, các hoạt động trong khuôn khổ Tuần/Ngày văn hoá Việt Nam tại nước ngoài;

- Chủ động hội nhập sâu rộng trong các lĩnh vực về văn hoá tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế; tích cực vai trò thành viên trong việc định hình và phát huy bản sắc Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN; hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho các ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp tham gia các hoạt động ngoại giao văn hoá, góp phần nâng cao dân trí, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nhanh với tri thức mới của nhân loại, nâng cao chất lượng lao động và chất lượng thụ hưởng;

- Phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu, quảng bá giá trị văn hoá, hình ảnh đất nước, con người, bản sắc văn hóa độc đáo của tỉnh Bắc Ninh ra thế giới thông qua các hoạt động ngoại giao văn hoá; tham gia các sự kiện ngoại giao văn hoá lớn, thường niên;

- Có chủ trương, chính sách ưu tiên đối với phát triển ngành công nghiệp văn hóa, đầu tư vào những ngành nghề có lợi thế phát triển như: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thiết kế phần mềm và trò chơi giải trí, thời trang, du lịch văn hóa...; tăng mức chi ngân sách cho phát triển văn hóa; quan tâm đầu tư đến phát triển các lĩnh vực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản phẩm du lịch các làng nghề tiêu biểu, nghệ thuật truyền thống...;

- Vận động mới, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, danh hiệu của tỉnh đã được quốc tế công nhận, góp phần bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống, đồng thời tạo nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững và thể hiện trách nhiệm đóng góp vào kho tàng văn hoá, tri thức của nhân loại. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh có thêm 02 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận;

- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, đóng góp vào xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời bảo vệ các giá trị nền tảng tư tưởng của Đảng, thành quả của đất nước.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường thúc đẩy quan hệ, hợp tác, xây dựng lòng tin với các quốc gia, tổ chức khu vực và quốc tế

- Quán triệt đầy đủ các chủ trương, đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về đối ngoại và văn hóa, nhất là những quan điểm trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021; Triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa cần gắn với việc triển khai thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Đẩy mạnh công tác ngoại giao văn hoá tại các nước đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống của tỉnh, đồng thời tiếp tục mở rộng mối quan hệ với địa phương nước ngoài có tiềm năng hợp tác với tỉnh;

- Tiếp tục đưa ngoại giao văn hoá trở thành một nội dung quan trọng trong trao đổi tại các cơ chế hợp tác song phương và đa phương trong việc phối hợp triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động của các cấp, các ngành và địa phương;

- Tham dự các chương trình Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài, Tuần/Ngày văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, các chương trình giao lưu văn hóa nhân dịp các nước có các sự kiện quan trọng, góp phần đưa quan hệ đi vào chiều sâu, bền vững, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, tin cậy giữa tỉnh Bắc Ninh với các nước, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài, trao đổi thương mại, thu hút khách du lịch quốc tế đến với Bắc Ninh, mở rộng quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.

2. Hội nhập sâu, rộng các nội dung về văn hoá tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế

- Tăng cường thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực về văn hoá, giáo dục, khoa học, du lịch… thông qua các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, trao đổi quốc gia, khu vực và quốc tế; tham gia tích cực các hoạt động quảng bá văn hóa - du lịch của Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu Á - Thái Bình Dương (TPO) mà tỉnh Bắc Ninh là thành viên;

- Tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng cường hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu văn hoá giữa các học giả, nhà văn hoá, văn nghệ sĩ, nhà báo, học sinh, sinh viên, thanh niên Bắc Ninh với các nước, các tổ chức trên thế giới.

3. Quảng bá các giá trị văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Bắc Ninh trong nước và ngoài nước

- Tăng cường giới thiệu với cộng đồng quốc tế về những giá trị độc đáo, đặc sắc về các di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đặc biệt là các giá trị di sản văn hoá vật thể và văn hóa phi vật thể của nhân loại và quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương như Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và qua các kênh mạng xã hội. Qua đó, giới thiệu được hình ảnh quốc gia, hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh - một tỉnh giàu truyền thống văn hoá, phát triển năng động, con người thân thiện, mến khách, điểm đến đáng tin cậy để sinh sống, học tập, du lịch, đầu tư. Đồng thời tăng cường tổ chức các sự kiện văn hoá lớn tại tỉnh có yếu tố nước ngoài tham gia, đặc biệt là các nước, vùng lãnh thổ có doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh và các địa phương nước ngoài có quan hệ hợp tác, hữu nghị với Bắc Ninh;

[...]