Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2018 về kiểm tra, rà soát công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 220/KH-UBND
Ngày ban hành 02/05/2018
Ngày có hiệu lực 02/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Vương Bình Thạnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 220/KH-UBND

An Giang, ngày 02 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, RÀ SOÁT CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH; NHÀ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ; CƠ SỞ SẢN XUẤT, KHO HÀNG HÓA XEN KẼ TRONG KHU DÂN CƯ

Trong thời gian qua, tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Gần đây, xảy ra một số vụ cháy thuộc loại hình nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gây thiệt hại lớn về tài sản. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Rà soát, thống kê, đánh giá đúng thực trạng và mức độ nguy hiểm cháy, nổ đối với 100% nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư; các nguyên nhân và điều kiện dễ dẫn đến cháy, nổ; thực trạng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ PCCC cần thiết; điều kiện thoát nạn, thoát khói, chống cháy lan.

2. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tổ chức thực hiện công tác PCCC từ cấp cơ sở, ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác PCCC; thực hiện phương châm 4 tại chỗ, xử lý kịp thời các tình huống cháy, nổ ngay từ khi mới phát sinh.

3. Kịp thời phát hiện, hướng dẫn và kiến nghị các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC. Phân công rõ trách nhiệm của các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, hộ gia đình và người dân trong công tác PCCC, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCCC.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA

1. Nội dung kiểm tra

- Rà soát, thống kê, lập danh sách nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra đánh giá điều kiện an toàn về PCCC, tập trung vào các nội dung sau:

+ Giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy;

+ Bố trí sử dụng mặt bằng, công năng;

+ Khoảng cách an toàn PCCC;

+ Các điều kiện về thoát nạn (hành lang, cầu thang, ban công, logia, lối lên mái...);

+ Bố trí sắp xếp vật tư, hàng hóa;

+ Quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt (nơi đun nấu, thờ cúng), an toàn PCCC trong quá trình sử dụng điện (thiết bị bảo vệ, tiêu thụ, đường dây dẫn, ...);

+ Trang bị phương tiện PCCC;

+ Trách nhiệm và nhận thức, ý thức của chủ hộ gia đình, các thành viên, người lao động về công tác an toàn PCCC ...

- Đánh giá, phân loại, xác định địa bàn trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao sát hợp với yêu cầu thực tiễn và theo Hướng dẫn số 959/HD-C66-P1 ngày 04/4/2016 của Cục Cảnh sát PCCC & CNCH về thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản và Phụ lục I, Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2015 của Chính phủ. Tập trung xây dựng phương án, giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với các địa bàn, cơ sở trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao.

- Hướng dẫn, kiến nghị người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình thực hiện các giải pháp, biện pháp an toàn về PCCC và ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC; đồng thời, xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm.

2. Phương pháp kiểm tra

- Thu thập thông tin: Thông qua việc thu thập, khai thác thông tin, số liệu từ các nguồn của các cơ quan liên quan như: Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố...

- Tổ chức rà soát, không để sót, lọt đối tượng; tiến hành kiểm tra theo hình thức “cuốn chiếu” hoặc “song song”, kết hợp kiểm tra, đánh giá tính chất nguy hiểm cháy, nổ, các điều kiện an toàn PCCC; đồng thời, hướng dẫn các giải pháp an toàn PCCC, kiến nghị chủ hộ gia đình, người đứng đầu cơ sở thực hiện, khắc phục triệt để các tồn tại, thiếu sót trong công tác PCCC.

- Kiểm tra thực tế: Kết hợp song song công tác kiểm tra, rà soát với công tác thống kê, lập danh sách, hướng dẫn, xử lý vi phạm.

- Việc rà soát thống kê do chủ hộ gia đình tự khai.

- Tổ trưởng tổ dân phố tập hợp, thống kê.

3. Đối tượng kiểm tra

[...]