Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2014 tiếp tục thực hiện Kết luận 06-KL/TU về nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015 do Tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 22/KH-UBND
Ngày ban hành 24/04/2014
Ngày có hiệu lực 24/04/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Chẩu Văn Lâm
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 24 tháng 4 năm 2014

 

TIẾP TỤC THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 06-KL/TU NGÀY 10/5/2011 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XV) VỀ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Kết luận số 06-KL/TU ngày 10/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015; Thông báo số 717-TB/TU ngày 18/3/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận số 06-KL/TU ngày 10/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Kết luận số 06-KL/TU ngày 10/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015, nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Kết luận số 06-KL/TU ngày 10/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV); Thông báo số 717-TB/TU ngày 18/3/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp lĩnh vực đột phá góp phần quan trọng sớm đưa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc.

Phấn đấu đến năm 2015, Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt trên 6.500 tỷ đồng, tăng bình quân trên 23%/năm; tỷ trọng Công nghiệp – Xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh là 38%.

2. Yêu cầu

Căn cứ Kết luận số 06-KL/TU ngày 10/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015. Thông báo số 717-TB/TU ngày 18/3/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận số 06-KL/TU ngày 10/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015. Các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2015.

Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạch được duyệt, có bước đi vững chắc, đảm bảo hài hòa với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, khai thác mọi nguồn lực để đầu tư phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và làng nghề.

Tạo sự chuyển biến tích cực và thống nhất trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể về đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP NĂM 2014-2015

1. Về tổ chức thực hiện các quy hoạch công nghiệp được phê duyệt

Tổ chức triển khai có hiệu quả các quy hoạch công nghiệp đã được phê duyệt: Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch bổ sung, điều chỉnh phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Dự án đầu tư cấp điện cho các thôn, bản đồng bào chưa có điện tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020. Đảm bảo sự phù hợp và tính liên kết với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kịp thời xử lý những bất cập trong công tác quản lý quy hoạch.

Về triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020:

- Về khu công nghiệp:

+ Nâng cấp Cụm công nghiệp Sơn Nam, diện tích 90 ha thành khu công nghiệp Sơn Nam.

+ Thành lập mới Khu công nghiệp Vĩnh Thái, diện tích 595ha (gồm diện tích Khu 2 và Khu 4 được phê duyệt tại Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 16/9/2005 của UBND tỉnh, thuộc xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương và xã Thái Long, Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang.

- Về cụm công nghiệp (giai đoạn đến năm 2015):

+ Bổ sung thêm 5 cụm công nghiệp mới tại huyện Lâm Bình, huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.

+ Lập quy hoạch mới 4 cụm công nghiệp tại huyện Sơn Dương, Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang.

2. Về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp

Tập trung nguồn vốn và đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật của Khu công nghiệp Long Bình An, Khu công nghiệp Vĩnh Thái, Khu công nghiệp Sơn Nam, các cụm công nghiệp: Phúc Thịnh, Tân Thành, Na Hang. Tạo mặt bằng sạch và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư nhanh chóng triển khai thực hiện dự án đầu tư khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

3. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa

3.1. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản:

Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung. Gắn kết chặt chẽ, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà máy chế biến nông, lâm sản như nguyên liệu giấy, chè, đường kính trắng với những hộ gia đình, đơn vị trồng nguyên liệu, phát huy công suất của các nhà máy, nhất là các nhà máy chế biến nông, lâm sản đầu tư công nghệ hiện đại, quy mô sản xuất lớn như: Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, Nhà máy đường kính trắng huyện Hàm Yên.

Rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển vùng cam, lạc, đỗ tương... thành vùng nguyên liệu tập trung để có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư chế biến, bảo quản quả tươi, chế biến lạc, đỗ tương và khuyến khích chế biến sản phẩm sau đường kính, sau giấy tráng phấn...

3.2. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tiếp tục thu hút các dự án đầu tư sản xuất đá xây dựng các loại, gạch không nung, gạch tuynen, cao lanh – Fenspat, Nhà máy sản xuất gạch Ceramic, Nhà máy sản xuất gạch ốp lát Granit, Nhà máy sản xuất Polyme composit, Nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo (Taerastone) và một số vật liệu xây dựng có tiềm năng phát triển như: đá trắng, huyện Hàm Yên; đá hoa, xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương...

[...]